5-cap-do-de-tro-thanh-mot-nha-lanh-dao-vi-dai-1683590786.jpeg
 

Mỗi nhà lãnh đạo quản lý ở cấp độ của mình. Theo John C. Maxwell, có 5 cấp độ lãnh đạo. Maxwell là một tác giả người Mỹ nổi tiếng chuyên viết về cách lãnh đạo. Trong cuốn sách “The 5 Levels of Leadership”, ông mô tả 5 cấp bậc lãnh đạo hướng đến sự phát triển. Với cuốn sách này, ông muốn giúp các nhà lãnh đạo hiểu và tăng hiệu suất của họ.

1. Vị trí

Đây là điểm xuất phát của khả năng lãnh đạo. Đây là nơi một người nắm quyền lãnh đạo một doanh nghiệp, tổ chức mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Bất cứ ai cũng có thể được bổ nhiệm vào chức vụ này. Vì lý do đó, khởi điểm này không giúp bạn hiểu gì về tố chất lãnh đạo của một cá nhân. Ở cấp độ này, người lãnh đạo hiếm khi hoặc thậm chí không có tầm ảnh hưởng đến người khác và anh ta chỉ lạm dụng chức vụ của mình để ép mọi người làm việc. John Maxwell lập luận, lối diễn đạt “nỗi cô đơn trên đỉnh cao quyền lực” là điển hình cho mức độ lãnh đạo này; nhân viên không coi người lãnh đạo như một người họ có thể tin tưởng mà chỉ là người cùng thảo luận vấn đề mà thôi. Nhân viên làm việc dưới trướng một nhà lãnh đạo như thế thường không cảm thấy được khích lệ, từ đó có xu hướng tránh mặt sếp và thậm chí là cân nhắc thôi việc.

Mức độ này là phổ biến trong các công ty đang trong giai đoạn phát triển. Các phòng ban đang mở rộng quy mô và điều đó có nghĩa là nhu cầu về quản lý cũng tăng. Thông thường, một trong số những nhân viên tại phòng đó được trao quyền lãnh đạo như một phần thưởng. Tình trạng này xảy ra vì người lãnh đạo có ít hoặc không có kinh nghiệm, chưa kể đến việc anh ta là ai và anh ta quản lý nhân viên của mình như thế nào. Chỉ khi nhà lãnh đạo mới nhận ra rằng lãnh đạo không chỉ là một danh hiệu, anh ta sẽ phát triển đến cấp độ cao hơn. Do đó, mức này là một điểm khởi đầu tốt để trải nghiệm và học cách lãnh đạo.

2. Sự cho phép

Cấp độ này nói về những mối quan hệ mà người lãnh đạo xây dựng. Nó cũng giống như anh ta được phép thể hiện như một nhà lãnh đạo; anh ta là một người đáng tin cậy và nhân viên có khuynh hướng đồng ý với những quyết định của anh ấy. Khi có mối quan hệ tốt với nhân viên, người lãnh đạo hiểu rằng sẽ dễ dàng khiến họ phấn đấu nhiều hơn. Một phần động lực của họ xuất phát từ chính bản thân họ, nhưng cũng là kết quả của nhà lãnh đạo khi trao đi sự tin tưởng. Ngược lại, các nhân viên tin tưởng vào lãnh đạo của họ và những mục tiêu anh ta cố gắng. Các mối quan hệ tốt sẽ tăng cường tính hợp tác, củng cố lòng trung thành và sự tin tưởng lẫn nhau.

Một nhà lãnh đạo ở cấp độ này thể hiện sự quan tâm chân thành đến các đồng nghiệp, nhân viên của mình và hiểu họ một cách tốt hơn. Mọi đồng nghiệp và nhân viên có cuộc sống gia đình, các vấn đề về sức khoẻ, và sở thích cá nhân đáng được quan tâm. Bạn nên khôn ngoan khi khen ngợi các đồng nghiệp và nhân viên, và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, đúng nhất dành cho họ. Việc xây dựng một mối quan hệ tốt, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dẫn đến không khí làm việc dễ chịu và tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tích cực. Điều đó đòi hỏi sự phát triển đến trình độ lãnh đạo cấp 3.

3. Hiệu quả

Khả năng lãnh đạo có thể đo lường được qua những kết quả đã đạt được. Một nhà lãnh đạo thực sự có ý nghĩa gì đối với công ty? Thực tế là cấp độ này xuất hiện sau khi xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt, đồng thời, các đồng nghiệp và nhân viên là yếu tố rất quan trọng để đạt được kết quả khả quan. Chỉ khi nào một nhóm có thể cùng nhau thực hiện các bước nhỏ, tin tưởng lẫn nhau, thì sẽ đạt được kết quả khả quan. Khi nhân viên chỉ được nói là hãy làm việc chăm chỉ đi mà không hề có sự quan tâm hay sự thông cảm đối từ phía lãnh đạo, thì có nguy cơ họ sẽ bị bào mòn. Các nhà lãnh đạo ở cấp độ này sử dụng các mối quan hệ tốt của họ để thực tế hóa tầm nhìn của chính mình. Như vậy, điều quan trọng là một nhà lãnh đạo làm thế nào để mọi người trong công ty hiểu về tầm nhìn của mình, vì vậy mọi người có thể cùng hành động.

Nhà lãnh đạo này được yêu thích bởi những người trong đội của mình. Nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nếu vị lãnh đạo này có được vị trí khác trong công ty, có thể nhóm sẽ tan rã. Rốt cuộc, nhân viên phụ thuộc vào hướng dẫn mà họ thường nhận được từ vị sếp trực tiếp của mình . Để tránh mất đồng đội khi trong tình huống như vậy, thì khả năng lãnh đạo sẽ phát triển đến mức độ lãnh đạo thứ tư.

4. Phát triển mọi người

Ở cấp độ quản lý này, bạn cần tập trung vào sự thúc đẩy và phát triển nhân viên. Các nhà lãnh đạo ở cấp độ thứ tư này rất quan trọng với sự phát triển của công ty. Nhà lãnh đạo này nghĩ rằng điều quan trọng là đào tạo nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao anh ta giao việc cho họ. Bằng cách ủy thác công việc, anh ta giúp họ tự tin hơn và cho họ cơ hộ phát triển bản thân. Sự tự tin này phải được thể hiện thật chân thật và rõ ràng với nhân viên. Theo John Maxwell, nhà lãnh đạo cấp 4 dành khoảng 80% thời gian của mình để huấn luyện cho các đồng nghiệp và nhân viên, và chỉ dành 20% để phát triển năng suất của chính mình. Khác với nhà lãnh đạo cấp 3, nhà lãnh đạo ở cấp này học cách cho đi. Việc tập trung vào các kết quả có tầm quan trọng thứ yếu.

Thách thức chính đối với các nhà lãnh đạo ở cấp độ này là đưa sự phát triển của người khác lên hàng đầu, trên cả lợi ích của họ. Các nhà lãnh đạo càng có nhiều phẩm chất tốt, thì điều này càng tốt cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo mới được đào tạo, điều này khiến cho các đội năng suất hơn. Hơn nữa, những nhân viên mới được đào tạo sẽ luôn đánh giá cao những gì lãnh đạo đã làm cho họ. Một số trong số những "mối quan hệ cố vấn" có thể kéo dài suốt cuộc đời.

5. Đỉnh cao

Các nhà lãnh đạo ở cấp độ này đã đạt đến đỉnh cao của những gì có thể. Vị thế của anh ta dựa trên nền tảng của sự tôn trọng. Các nhân viên và đồng nghiệp của anh ta đánh giá cao lãnh đạo của mình đến mức coi anh ta như một tấm gương để noi theo. Anh ta là kiểu nhà lãnh đạo sẽ khiến nhân viên nhớ mãi kể cả khi anh ta đã rời đi, với họ, anh ta như thể một huyền thoại. Từ cấp thứ 4, một nhà lãnh đạo sẽ luôn đào tạo được một lứa những người lãnh đạo mới trong công ty, điều chắc chắn sẽ tạo nên thế hệ lãnh đạo mới.

Việc sử dụng 5 kiểu nhà lãnh đạo có thành công rực rỡ cũng tạo ra 5 cấp bậc doanh nghiệp. Ví dụ, nhà sản xuất bia Heineken và công ty công nghệ Philips đã thành công thông qua nghiên cứu và đổi mới. Các nhà sáng lập là các nhà lãnh đạo cấp 5 điển hình, những người đã để lại danh tiếng tốt nhờ sự cống hiến của họ.

Via Trường doanh nhân HBR

www.facebook.com/hbr.edu.vn/posts/