xuat-than-khung-cua-chu-tich-fpt-telecom-hoang-nam-tien-bo-viettel-qua-fpt-de-tranh-2-cai-bong-qua-lon-1-1680804413.webp

Xuất thân khủng...

Ông Hoàng Nam Tiến sinh năm 1969, nguyên quán của ông tại Nghệ An, là con trai út của Thiếu tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Đan (1928-2003). Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như chiến tranh biên giới 1979-1981 Thiếu tướng Hoàng Đan đều tham gia, và còn là chỉ huy trên nhiều mặt trận, trực tiếp tham gia hoặc chỉ huy các chiến dịch lớn như chiến dịch hòa bình, chiến dịch mùa đông 1952, chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thiếu tướng Hoàng Đan còn từng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ - Bộ Tổng tham mưu. Cậu của ông Tiến cũng giữ chức vụ quan trọng trong binh chủng thông tin liên lạc - đơn vị chủ quản của Tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội Viettel. Ông Hoàng Nam Tiến từng chia sẻ, sở dĩ ông không lựa chọn Viettel làm việc là vì nơi đó có cha và cậu của ông, là 2 cái bóng quá lớn trong quân đội, điều này ngược lại đã tạo cơ hội cho ông được làm việc tại FPT và phát triển doanh nghiệp như hiện tại.

Ngày 03/03/2020, Ông Hoàng Nam Tiến chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom). Ông Hoàng Nam Tiến đã lọt Top 100 Trí thức Việt Nam làm kinh tế tiêu biểu năm 2012 và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT năm 2016.

Trong suốt 27 năm gắn bó với Tập đoàn, ông Hoàng Nam Tiến đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng. Năm 1993, ông Hoàng Nam Tiến tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Bách Khoa và gia nhập Tập đoàn FPT. Ở 26 tuổi dù còn rất trẻ, ông đã nắm giữ vị trí Giám đốc Kinh doanh của FPT.

Năm 2001, ông Hoàng Nam Tiến quyết định sang Mỹ du học 3 tháng và xin nghỉ làm tại FPT. Trong thời gian đi học, ông Tiến dự định khi trở về sẽ làm một điều gì đó đặc biệt. Trở về từ Mỹ, ông Tiến đã giúp bộ phận kinh doanh của FPT có sự thay đổi lớn, đóng góp lớn vào doanh thu của tập đoàn.

Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến từng đảm nhận chức vụ Phó giám đốc FPT TP.HCM từ năm 2002 - 2003. Khoảng 5 năm sau đó từ 2003 - 2008, ông Tiến thăng chức lên làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phân phối FPT. Ông có vai trò quan trọng giúp FPT đạt mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2008. Từ năm 2007 đến 2012, ông Hoàng Nam Tiến giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Khu Công nghệ cao FPT Hòa Lạc. Năm 2012, ông giữ chức vụ Tổng giám đốc FPT Software.

Trong 8 năm, FPT Software dưới sự dẫn dắt của ông đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30%, trở thành 1 trong 500 công ty phần mềm lớn nhất thế giới, Top 100 nhà cung cấp dịch vụ tin cậy hàng đầu thế giới. 

Đến ngày 3/3/2020, ông Hoàng Nam Tiến được bầu làm Chủ tịch FPT Telecom thay ông Bùi Quang Ngọc đã từ nhiệm trước đó. Ngoài ra, tại Viện Quản trị và Công nghệ, ông Hoàng Nam Tiến còn là tham gia giảng dạy với vai trò là giảng viên của nhiều bộ môn như Quản trị chiến lược, Truyền lửa, Lãnh đạo… Ông được đánh giá là 1 trong 3 diễn giả được tìm kiếm nhiều nhất năm 2016 nhờ phong cách giảng dạy thu hút, lôi cuốn và tự nhiên.

Ông Hoàng Nam Tiến không chỉ là diễn giả thu hút nhiều đọc giả, mà còn là người truyền cảm hứng, đồng thời là một hot facebooker nổi tiếng.

xuat-than-khung-cua-chu-tich-fpt-telecom-hoang-nam-tien-bo-viettel-qua-fpt-de-tranh-2-cai-bong-qua-lon-1680804436.jpeg
Ông từng gây 'sốt' khi có nhiều câu nói trong livestream bán hàng của công ty rất chất. ẢNH: GenK

FPT Telecom duy trì 5 năm liên tục doanh thu tăng trưởng và đạt mức kỷ lục năm 2022 với mức 2.258 tỷ đồng.

CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom - Mã: FOX) báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt 3.922 tỷ đồng, tăng 14 % so với cùng kỳ năm ngoái. FPT Telecom cho biết công ty tiếp tục nâng cao chất lượng đường truyền cũng như chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu.

Trong kỳ, tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 46,8% trong cùng kỳ lên 48,9%. Lãi sau thuế đạt 519 tỷ đồng, tăng 6% sau khi FPT Telecom đã trừ hết chi phí. Lũy kế năm 2022, FPT Telecom đạt doanh thu thuần 14,729 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,258 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 18% so với năm 2021 và cao nhất công ty kể từ khi thành lập.

Với kế hoạch doanh thu 14,56 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2,812 tỷ đồng, FPT Telecom đã vượt 1% kế hoạch doanh thu và đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm. Cuối năm 2022, tổng tài sản của FPT Telecom chỉ còn 18.425 tỷ đồng, giảm 2.426 tỷ đồng so với đầu năm, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

xuat-than-khung-cua-chu-tich-fpt-telecom-hoang-nam-tien-bo-viettel-qua-fpt-de-tranh-2-cai-bong-qua-lon-2-1680804511.jpeg

Mức giảm chủ yếu do tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng giảm từ 4.338 tỷ đồng xuống 7.274 tỷ đồng. Khoản tiền gửi ngân hàng mang về cho FPT Telecom 704 tỷ đồng tiền lãi trong năm 2022. Trước đó, năm 2021 FPT Telecom đã thực hiện vay ngắn hạn với lãi suất 335 tỷ đồng, nâng tổng vay lên 5.180 tỷ đồng. Việc lấy tiền gửi ngân hàng với lãi suất cao và vay với lãi suất thấp đã giúp công ty lãi ròng 369 tỷ đồng. FPT Telecom cũng ghi nhận 488 tỷ đồng nợ khó đòi với giá trị có thể thu hồi chỉ 39 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 12, FPT Telecom ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn là 1,55 nghìn tỷ đồng, đây là khoản doanh thu từ dịch vụ viễn thông nhận trước, chiếm 15% tổng nợ phải trả. Cuối năm 2022,vốn chủ sở hữu là 7.921 tỷ đồng, trong đó gồm 3.283 tỷ đồng vốn góp, 1.421 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 2.825 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.