Giá thép tăng cao, cổ phiếu Hòa Phát tăng giá phi mã thời gian gần đây đã đưa ông Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam và là người giàu thứ 3 trên bảng xếp hạng của tạp chí Forbes. Và như thường lệ, sau khi vào top tỷ phú, những doanh nhân lại được các tạp chí nước ngoài phỏng vấn để kể lại chuyển khởi nghiệp thời cơ hàn.

Mới nhất là bài viết trên Bloomberg khi tờ báo này dẫn lời tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT và nhà sáng lập của Hòa Phát hồi tưởng: "Những ngày đầu, tôi chỉ có niềm đam mê và không biết sợ là gì".

Khi Chủ tịch Trần Đình Long thành lập Tập đoàn Hòa Phát  vào năm 1992, ông không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực sắt thép. Ngày nay, Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam còn ông Trần Đình Long cũng gia nhập câu lạc bộ tỷ phú USD. Bloomberg dẫn lời Chủ tịch HĐQT và nhà sáng lập của Hòa Phát hồi tưởng: "Những ngày đầu, tôi chỉ có niềm đam mê và không biết sợ là gì".

Vài thập kỷ sau, Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp cực kỳ thành công biến ông Trần Đình Long trở thành tỷ phú đôla ở độ tuổi 59.

Cổ phiếu Hòa Phát đã tăng gấp đôi vào năm ngoái khi lợi nhuận doanh nghiệp này nhảy vọt trở thành doanh nghiệp thép niêm yết lớn nhất cả nước. Điều đó khiến tài sản của ông Long và vợ mình tăng lên 1,9 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.

Ông Long sở hữu 26% cổ phần Hòa Phát. Ông cho rằng cổ phiếu của công ty không bị định giá quá cao mặc dù PE gần ở mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ.

Vua thép Trần Đình Long: Trở thành tỷ phú đôla không làm thay đổi cách tôi sống - Ảnh 1.

"Một quốc gia đang công nghiệp hóa phải xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng", ông Long nói. "Để làm được việc đó cần rất nhiều sắt thép".

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 và GDP dự đoán tăng 7,6% trong năm nay.

"Nếu nền kinh tế tăng từ 7 – 8%. Nhu cầu thép sẽ tăng từ 10 – 12%", ông Long nói.

Điều này có được trong bối cảnh Việt Nam thúc đẩy chi tiêu cơ sở hạ tầng. Tổng đầu tư công của cả nước đạt 406,8 nghìn tỷ đồng (17,6 tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm 2020 – mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.

Ông Long đã quay trở lại danh sách tỷ phú đôla sau khi phải rời bảng xếp hạng này vào năm 2018 – thời điểm cổ phiếu Hòa Phát sụt giảm mạnh.

Ông Long khởi nghiệp Hòa Phát cùng một vài người bạn vào năm 1992 như một nhà phân phối thiết bị và linh kiện xây dựng đã qua sử dụng. Năm 1996, họ quyết định dấn thân vào lĩnh vực thép. Năm 2017, công ty xây dựng tổ hợp nhà máy thép trị giá 2,6 tỷ USD tại Dung Quất.

Hòa Phát nhắm tới phát triển tổ hợp nhà máy thép thứ 2 vào tháng 1/2022 và bắt đầu hoạt động 3 năm sau đó. Ý tưởng này là nhằm đáp ứng nhu cầu bùng nổ thép cán nóng của thị trường. Dự án có thể đẩy doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Hòa Phát tăng nhiều nhất 80% so với mức hiện tại.

"Việt Nam vẫn còn có mức tiêu thụ thép bình quân đầu người thấp trong khi cả nước cũng mới chỉ đang trong những bước đầu phát triển cơ sở hạ tầng. Với tổ hợp Dung Quất, Hòa Phát trở thành đơn vị thống trị trên thị trường", bà Phạm Mai Trang – một lãnh đạo tại Dragon Capital, đơn vị nắm 6% cổ phần Hòa Phát nói.

Khi được hỏi về thách thức với công ty, bà Trang cho rằng Hòa Phát phải thích ứng trong năm 2020 để hoạt động ở quy mô lớn hơn khi đẩy sản lượng tăng. Ngoài ra công ty cũng phải lặp lại thành công với dòng thép cán nóng.

Nhưng dù tương lai ra sao, ông Long nói rằng trở thành một trong những tỷ phú của đất nước không có nhiều thay đổi với cách ông sống.

"Tôi vẫn cà phê cùng bạn mỗi ngày ở cùng một địa điểm đã gặp nhau từ 20 năm trước. Mọi thứ vẫn vậy".

Nguồn: Bloomberg

https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-01-17/he-went-from-novice-to-billionaire-with-bet-on-vietnam-steel?