Theo đó, hãng hàng không Vietnam Airlines đã gửi kiến nghị đến Bộ Tài chính về mong muốn miễn 100% đối với thuế môi trường trong vòng 12 tháng, tính từ tháng 7/2022. Theo hãng hàng không này, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí khai thác không ngừng tăng cao do yếu tố khách quan không kiểm soát, chiếm tỉ trọng lớn là giá dầu. 

vietnam-airlines-tiep-tuc-muon-mien-100-thue-bao-ve-moi-truong-voi-nhien-lieu-bay-bo-tai-chinh-noi-gi-1661419732.jpeg

 

Không phù hợp khi miễn 100% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay

Trả lời kiến nghị của Vietnam Airlines, Bộ Tài chính cho biết việc giảm mức thuế này về 0 sẽ không đảm bảo đúng bản chất của thuế bảo vệ môi trường, trong thời gian gần đây, giá dầu thô trên thế giới cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngoài ra, chính sách này cần phải được Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, Luật thuế bảo vệ môi trường không quy định miễn thuế bảo vệ môi trường vì mục đích đóng thuế nhằm hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. 

Trước đó, vào tháng 4/2022, hãng hàng không Vietnam Airlines cùng Vietravel Airlines đã kiến nghị miễn thuế bảo vệ môi trường với nhiên liêu bay về mức 1.000 đồng/lít hoặc miễn 100%, áp dụng đến hết năm 2022 là cần thiết.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường xuống bằng mức sàn trong khung thuế bảo vệ môi trường từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022, đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (trong đó có nhiên liệu bay). Chỉ còn 1.000 đồng/lít đối với mức thuế bảo vệ môi trường của nhiên liệu bay. 

Đây là mức sàn đã được điều chỉnh tối đa theo thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Quốc hội giao tại Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho biết.