ban-sao-cua-web-vbi-dieu-50-1653972621.png

Mặc dù hiện tại phía trước mắt 1-2 năm tới có thể là giai đoạn kinh tế TG khó khăn do ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất nhưng về dài hạn với tầm nhìn 2030, có thể đặt niềm tin vào việc Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong phát triển kinh tế và thu hút dòng tiền đầu tư của thế giới.

Dòng tiền đó đến từ :

1. Dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trủng quốc

2. Tốc độ tăng trưởng chậm lại ở 1 số quốc gia phát triển như Nhật bản Hàn Quốc hay các nước Châu Âu….

3. Việt Nam đang là 1 trong số những điểm sáng về phát triển kinh tế cũng như vị trí chiến lược quan trọng.

Với những triển vọng như hiện nay, việc nền kinh tế phát triển mạnh, TTCK sẽ tăng điểm hay Bds vẫn còn tăng giá hoàn toàn có thể

Cơ hội mở ra rất lớn nhưng với việc các dòng vốn ngoại đang sẵn sàng đổ vào Việt nam, câu chuyện khủng hoảng kinh tế của Thái Lan những năm cuối thập niên 90 là một bài học cho Việt Nam trong những năm tới.

Bài viết sẽ kể lại một thời kỳ mà Thái lan có cơ hội lớn trở thành 1 con rồng thực sự của châu Á nhưng họ đã để bị tuột mất như thế nào.

283356422-5510590618952729-3589190498599452489-n-1653972339.jpg

Giai đoạn năm 1990-1992 hệ thống tiền tệ Thái lan và rất nhiều quốc gia bị giới tài phiệt đầu cơ tài chính tấn công những cuộc tấn công tài chính đó gây ra những cú đánh sụp đổ của thị trường.

Ban đầu, vào những năm 1990, Thái lan nổi lên như 1 hiện tượng, một nền kinh tế mới nổi và cũng trong giai đoạn này, nước Nhật bị suy thoái sau thỏa ước PLaza. Dòng vốn đầu tư thoát khỏi Nhật bản và ồ ạt chảy về các nước đông á khác như Thái, Mã, Hàn...

Thái lan hút được một lượng vốn lớn từ việc chính sách kinh tế ưu việt, điều kiện kinh tế lành mạnh và sự dịch chuyển dòng vốn từ Nhật bản hay các nước Châu âu mà tiêu biểu là Đức do sự suy thoái vào năm 1990 – 1991 ( hiện tại cũng là thời điểm Châu âu và Nhật Bản cũng đang đối diện với nguy cơ suy thoái )

Giai đoạn đầu người Thái đã kiểm soát tỷ giá và lạm phát rất tốt.

Và việc tỷ lệ tiết kiệm cao, khoảng 33,5% GDP ( Việt Nam cũng giống Thái lan ở điểm này) cùng mức tăng trưởng 8 -9%, nền kinh tế Thái Lan ĐẶC BIỆT HẤP DẪN với những nhà đầu cơ quốc tế. Việc dòng vốn lớn dịch chuyển mạnh mẽ khiến cho lĩnh vực ngân hàng tại Thái lan mở rộng nhanh chóng. Các Ngân hàng Thái Lan được xếp hạng vào top những NH có lợi nhuận cao nhất thế giới!!!!

Giá cổ phiếu chung tăng 175% và giá BĐS tăng 395%.

Tuy nhiên dòng vốn cho vay lại được đưa vào hai lĩnh vực chính đó chính là thị trường tài chính và thị trường BĐS. Đặc thù đây là những thị trường phi sản xuất và chỉ mang tính chất giao dịch nội bộ trong nước. dẫn tới sự sụt giảm rất lớn tới mảng XNK. Thời gian qua đi, cán cân thương mại bị suy yếu là lộ ra những hạn chế của nền kinh tế.

Bên cạnh đó việc chỉ một phần nhỏ dòng vốn đến từ vốn FDI ( đầu tư trực tiếp và dài hạn ), theo sau đó là các hoạt động cho vay dưới chuẩn đến từ hệ thống ngân hàng. Các Ngân hàng trở thành nơi trung chuyển vốn mà chủ yếu là vốn đầu cơ.

Trong quá trình chuyển mình này, Thái lan bắt đầu gặp vấn đề với việc:

- Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tài sản tăng mạnh.

- Sự nổi lên của Trung quốc dẫn tới dòng tiền đầu tư giảm dần hay nguồn thu XK bị ảnh hưởng do cạnh tranh.

- Sự Tăng giá của Đô la làm áp lực trả nợ tăng cao. (Lại là thời điểm FED tăng lãi suất) – Chính quyền Thái trước đó đã khuyến khích các tổ chức Vay nợ BẰNG ĐÔ LA.

- Tỷ lệ BĐS bỏ hoang tăng mạnh.

- Hoạt động BĐS thua lỗ và Chủ đầu tư mất khả năng trả nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt.

Qua thời gian, Một số lượng các tổ chức tài chính Thái lan không còn khả năng trả nợ. Tín hiệu đó dẫn tới việc nhà đầu cơ trên TG muốn dịch chuyển dòng tiền ra khỏi Thái lan. Vào đầu năm 1997, khi tốc độ tăng trưởng Thái Lan chậm lại, xu hướng bán tháo những tài sản nội địa Thái Lan để dịch chuyển dòng tiền sang quốc gia khác ngày càng mạnh mẽ.

Bởi vì chính phủ Thái lan khi đó neo chặt đồng Bath vào USd nên để cứu cho đồng bạth khỏi mất giá, Có thời điểm Chỉ trong 1 tháng thái Lan phải sử dụng 28/30 tỷ USD dự trữ ngoại hối của mình để can thiệp vào tỷ giá.

Và trong thời điểm này, cú BIG SHORT nổi tiếng của các trùm tài phiệt cũng diễn ra.

Việc bán tháo tài sản liên tục xảy ra khiến những nhà đầu cơ nhận ra rằng DO VIỆC NEO CHẶT ĐỒNG BATH VÀO USD nên khi có biến cố, NHNN Thái lan sẽ phải dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá và khi cạn kiệt dữ trữ ngoại hối đồng bạt sẽ sớm bị mất giá.

Các quỹ đầu cơ lớn đã đặt cược vào sự sụt giảm của đồng Bath và họ đã thành công. Nổi bật nhất là ông trùm bán khống Geogre Soros và quỹ Tiger Fund của Julian Roberson.

Câu chuyện tăng trưởng thần kỳ của Thái lan chấm dứt.

Hiện tại nếu nói về thực trạng, Việt nam có một số điểm khác với Thái lan như:

- Dự trữ ngoại hối cao.

- Chính phủ kiểm soát tốt vốn đầu cơ và tập trung thu hút FDI

- Tỷ lệ nợ công/ GDP vẫn trong ngưỡng an toàn.

- Cấn cân tài khoản vãng lai ở mức chấp nhận được.

Tuy nhiên trong bối cảnh tương lai khi mà dòng vốn thực sự dịch chuyển vào thì lúc đó mới thực sự là thách thức với.

Những câu hỏi như

- Dự trữ ngoại hối khi đó có thực sự đủ lớn?

- Tốc độ thu hút vốn FDI sẽ ra sao?

- Tỷ lệ nợ công/GDP liệu có tăng cao khi GDP phụ thuộc nhiều vào FDI?

- Cán cân tài khoản vãng lai ngoại tệ phục hồi ra sao sau thời điểm 2 năm bị dịch covid bào mòn?

- ……

285007183-5510599258951865-5271917875905212901-n-1653972311.jpg

Chiêu bài của Tài phiệt thì vẫn 1 chiêu và luôn rình rập sơ hở để tấn công. Vẫn là một chiêu bơm tiền xuôi theo dòng chảy dịch chuyển tài chính, để cho con mồi mất cảnh giác, tăng niềm tin và rồi khi ng ta mất cảnh giác, lạc quan nhất thì đó là lúc dễ bị tấn công.

Nền tài chính Việt nam còn non trẻ, mặc dù có những bài học từ TG nhưng chưa trải qua 1 cú tấn công nào về tài chính của giới đầu cơ, nên vẫn có những rủi ro chứ k đơn giản chỉ là màu hồng.


Nguồn facebook: Dương Hồng Quân

https://www.facebook.com/groups/ancutaichinh/posts/1641732342858752