Luật hóa NQ42 sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành ngân hàng trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý nợ xấu nhờ:

✅ Quyền chủ động thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ, thay vì phải khởi kiện ra tòa án.

✅ Cơ chế hoàn trả TSBĐ là vật chứng/tang vật trong các vụ án hình sự hoặc hành chính.

Theo Hiệp hội Ngân hàng, chỉ 36% khách hàng có nợ xấu chủ động trả nợ. Phần lớn còn lại phải xử lý qua VAMC hoặc thi hành án. Từ đầu 2025 đến nay, nợ xấu tăng thêm ~34.000 tỷ đồng, trong khi xử lý được chỉ khoảng 15.000 tỷ đồng – cho thấy áp lực xử lý vẫn còn rất lớn.

513654937-10161986008479232-6227477694381733821-n-1751257526.jpg
 

Do đó, Luật hóa NQ42 sẽ là yếu tố tích cực đối với ngành ngân hàng khi giúp:

Cải thiện chất lượng tài sản (asset quality),

Giảm chi phí rủi ro (credit cost),

Tạo dư địa hạ lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế