402521271-645842544387676-11623625878027243-n-1700281338.jpg
 

Chàng trai trong hình là Stanley Zhong, một học sinh Mỹ đã tốt nghiệp trung học Gunn ở Palo Alto, tiểu bang California. Khu vực này chính là nơi trú đóng của trường Stanford và nhiều hãng công nghệ IT nổi tiếng thế giới. Stayley học giỏi lắm.

Cậu ta có điểm trung bình 4,42/4, điểm SAT 1 trong mơ 1590/1600. Cậu đã thành lập công ty khởi nghiệp RabbitSign của riêng mình khi học lớp 10 và công ty này được nhiều hãng công nghệ quan tâm. Cậu là một lập trình viên trẻ giỏi có tiếng vì kể từ 10 tuổi đã viết code nhoay nháy. Cậu cũng là kỳ thủ cờ vua nổi tiếng.

Nhưng cậu đã bị 16 trong số 18 trường đại học mà cậu nộp đơn từ chối.

Trong danh sách này có các tên tuổi hàng đầu như MIT, Carnegie Mellon, Stanford, UC Berkeley, UCLA, UCSD, UCSB, UC Davis, Cal Poly San Luis Obispo, Đại học Cornell, Đại học Illinois, Đại học Michigan, Georgia Tech, Caltech, Đại học Washington và Đại học Wisconsin.

Chỉ có 2 nơi chấp nhận đơn của cậu là: Đại học Texas và Đại học Maryland.

Lý do đúng là có trời mà biết, nhưng có lẽ vì các đại học oách xà lách trên đây đã không cảm thấy cậu học sinh trung học tài năng này phù hợp với kiểu sinh viên mà họ cần ( ngoài tài ba giỏi giang còn có tính cách phù hợp, nên không phải cứ điểm cao là nhận).

Nhưng sau khi Stanley bị 16 trường này từ chối, thì Google lại gọi cho cậu và nhận cậu làm kỹ sư phần mềm toàn thời gian luôn, dù chưa đi học đại học ngày nào, trả lương cao vun vút.

Tất nhiên Stanley đã lên tiếng vì việc cậu bị các trường đại học lớn từ chối trên báo chí và truyền hình Mỹ. Và thậm chí câu chuyện của cậu đã có trong một buổi điều trần tại Hạ viện Mỹ.

Hiện nay Stanley quyết định tạm thời chưa đi học đại học vội mà nghỉ 1 năm đi làm kỹ sư phần mềm cho Google.

---------------------------------------

Sau khi mình viết bài về cậu học sinh trung học Mỹ Stanley Zhong, điểm cao chót vót, thành tựu về tin học tuyệt vời mà không được 16 đại học nhận trong đó có MIT và UCLA, Stanford, Caltech và Georgia Tech..., chỉ có 2 trường nhận cậu. Tức thì Google nhận cậu vào làm kỹ sư và trả lương toàn thời gian.

Có bạn vào trao đổi, nói là chỉ được gọi cậu là chuyên viên hay nhân viên kỹ thuật thôi, chứ không phải kỹ sư vì đã học ngày nào đâu mà có bằng.

403832024-646203371018260-4495460278574523573-n-1700281338.jpg
 


Tất nhiên Google thì không cấp bằng kỹ sư cho cậu, vì đó là công ty chứ không phải trường học. Nhưng cậu chắc chắn vào làm công việc kỹ sư phần mềm cho Google. Và lương cơ bản toàn thời gian cho 1 kỹ sư ở đây khoảng 120 ngàn usd/ năm nếu mới vào ở khu vực California. Còn làm ổn và có kinh nghiệm nhiều hơn sẽ có lương cơ bản trung bình là 375 ngàn usd/năm. Còn nếu lên tới kỹ sư phần mềm bậc 7, tức là đỉnh của đỉnh thì lương cơ bản cỡ 718 ngàn usd năm. Và bậc 7 ở đây không phải là tuổi, là bằng cấp, mà là khả năng thực làm giỏi tới đâu, đem lại bao nhiêu lợi ích cho Google.

Đây mới là lương cơ bản thôi. Còn phúc lợi, còn tiền thưởng, còn cổ phiếu đủ thứ nữa.

Ví dụ như kỹ sư phần mềm bậc 7 lương 718.000 USD, mà chỉ cộng riêng khoản thưởng 605.000 USD, vị trí này có thu nhập lên đến 1,3 triệu USD, nằm trong nhóm 1% thu nhập cao nhất tại Mỹ, theo dữ liệu của SmartAsset.

Theo 1 trang giới thiệu về cậu Stanley Zong này là một người mới 18 tuổi nhưng thông thạo các ngôn ngữ lập trình như C++, Python và Kotlin, đồng thời cũng quen thuộc với Java, HTML, CSS, JavaScript, COBOL và Schema. Phần lớn kiến ​​thức của cậu là tự học thông qua các dự án hợp tác. Cậu đã thành lập một công ty khởi nghiệp có tên RabbitSign, nơi cung cấp chữ ký điện tử miễn phí không giới hạn được nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ quan tâm. Cậu cũng được xếp hạng trong top 100 tại Mỹ trên trang web lập trình cạnh tranh Codeforces.

Điều dễ hiểu là cậu bé này đã học lập trình từ năm 10 tuổi, có cha là lập trình viên có hạng của Mỹ chỉ bảo. Trong khi đó, cậu lại rất tập trung và có năng khiếu.

Nghĩa là thay vì các bạn trúng tuyển vào các đại học hạng nhất tại Mỹ và toàn cầu đang bò ra học từng bước để có được tấm bằng kỹ sư sau 4 năm trầy vẩy, thì cậu đã có trình độ về nghề của một kỹ sư ngon lành cành đào.

Vì thế Google nhận ngay mà chẳng ngán gì.

Ở Mỹ, có cái hay là họ không coi bằng cấp là tất cả. Họ cực kỳ coi trọng kinh nghiệm và khả năng thực chiến khi làm việc. Vì vậy nếu các bạn nào từng coi các trang tuyển dụng ở Mỹ sẽ thấy họ luôn ghi rõ trong yêu cầu tuyển việc là muốn nhận người có kinh nghiệm X năm, và kinh nghiệm càng lâu thì có thể đánh giá ngang với bằng cấp cao luôn, dù chưa học hay có bằng thấp hơn.

Đó mới là tuyển dụng. Còn khi mà đã vào làm thật thì tất nhiên kinh nghiệm vô cùng quan trọng. Vì họ tuyển mấy ông này vô làm chứ có phải vô mang bằng ra khoe đâu.

Đó là lý do những sinh viên học các trường chả có mấy tiếng tăm vẫn được nhận nếu có khả năng và kinh nghiệm tự học, tự làm, tự mày mò. Trong khi sinh viên các trường oách xà lách nhất vô thi đấu với mấy bạn này vẫn thua dài dài phải cắp gói đi về.

Nói thêm về cậu Stanley, mình sẽ trích ở đây ý kiến của anh Tôn Thất Long là dân nhà nghề tại Mỹ mấy chục năm ở cả hai mảng đại học và đi làm, anh viết như sau:

"Khi ra đi làm, các hãng khi đã nhận vào và công việc là một kỹ sư phần mềm thì họ không còn xét bằng cấp và gpa ( tức điểm trung bình các môn). Sau này cậu nhóc này có nhảy việc nhưng với cái title là Software Eng từ Google thì khối hãng sẽ nhận mà chẳng cần xem hay xét bằng cấp cậu ta có hay không có?

Cậu ta sẽ đứng đầu bảng xếp hạng trên cả sinh viên MIT hay Stanford khi mới ra trường. (Chú ý không xét các bạn sinh viên xuất thân từ các trường danh tiếng đó và đã có vài năm kinh nghiệm. Nhưng ngay cả khi ấy thì lúc đó cậu bé này vẫn được chú ý nhiều hơn vì đã từng làm cho Google)."

Vì vậy nên khi các ba mẹ cho con đi du học, cũng đừng có sợ con mình nhà nghèo, chỉ vô được trường không có thứ hạng cao. Quan trọng là năng lực và phẩm chất, ý chí và sự kiên trì bền bỉ của đứa bé đó thế nào mới quyết định. Mình có biết 1 cháu du sinh của ta sau khi tốt nghiệp 1 đại học cấp vùng rất làng nhàng tại Mỹ, nhưng thi đậu vào nhà băng rất lớn ở đó là Goldman Sachs, cho các bạn cùng thi đủ các quốc tịch kể cả người Mỹ từng học các trường Ivies danh tiếng ra rìa hết. Là vì cậu bé này chịu ngồi cày và có được các kỹ năng họ cần trong đợt tuyển dụng này. Nay cháu đó đã có công việc và cuộc sống ổn định, định cư lâu dài.

Chúc các bạn thành công