Nhưng thực tế chưa nhiều doanh nghiệp thực hiện cho tới những tuyên bố đẹp đẽ họ theo đuổi. Văn hoá doanh nghiệp là một bộ môn quản trị có nguyên lý, có quy luật riêng. Nhà lãnh đạo khó đạt mục tiêu khi mãi chỉ dựa vào ý chí và kinh nghiệm cá nhân.
Những mỹ từ kiểu như “nhân văn”, “chính trực” … rất tuyệt, rất sâu sắc. Nhưng đòi hỏi sự hy sinh nhiều lắm. Làm người tốt đã khó rồi, nhưng không phải cứ tốt là nhân văn. Làm người tốt là “must be”, nhưng nhân văn không nhất thiết gồng nếu chưa thực sự như vậy.
Một doanh nghiệp theo đuổi giá trị cao đẹp, trước tiên con người ở đó phải dũng cảm, trung thực với cái tôi, phải nhận biết được shadow bên trong trước đã. Cái bóng (shadow) là tự nhiên của con người như một thực thể tự nhiên của vũ trụ. Trốn tránh, phủ nhận, nhất là để shadow, để cái xấu, cái ác lũng loạn là bất tự nhiên. Chưa vượt qua cái bóng đầy ám ảnh này, dù có cố mấy, giá trị nhân văn (và những điều đẹp đẽ tương tự) mãi chỉ là chùm nho xanh với con cáo thôi.
VHDN hay, rất hay, nhưng mặt còn lại của VHDN là cơn say ngộ văn hoá. Thay vì chỉ phân tích chúng ta có những điều tốt đẹp gì, nên dành thời gian tự hỏi chúng ta đã bớt xấu đi chưa. Bớt xấu đi cũng là góc nhìn khác của tốt hơn.
"Nếu không thừa nhận cái bóng (the shadow), bạn tuyên bố một phần tính cách của mình không tồn tại. Sau đó, nó xâm nhập vào lãnh địa của những thứ bị chối bỏ, phình to và chiếm tỷ lệ khổng lồ. Nếu bỏ đi những phẩm chất mà bạn không thích bằng cách từ chối chúng, bạn càng ngày càng không biết mình là ai, bạn càng tuyên bố về mình nhiều hơn và nhiều thứ không tồn tại hơn, và lũ quỷ của bạn sẽ ngày càng béo hơn”
– Carl Jung, Dream Analysis: Notes of the Seminar Given in 1928-1930
Con người ta có sở thích soi xung quanh, soi người khác nhưng rất ít dành thời gian soi bản thân. Làm VHDN muốn đi vào thực chất, lãnh đạo nên dành thời gian tìm hiểu thế giới thật bên trong của ông ta trước khi chọn những giá trị cốt lõi tổ chức sẽ theo đuổi.