Nhắc đến giới siêu giàu Việt Nam, không thể nào bỏ qua gia tộc Sơn Kim với những nhân vật tầm cỡ như bà Nguyễn Thị Sơn - 'nữ cường nhân' thật sự trong giới kinh doanh Việt Nam, bà hiện là Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế. Gia tộc Sơn Kim kinh doanh nhiều lĩnh vực như bán lẻ, bất động sản và truyền thông. Mỗi doanh nghiệp thuộc Sơn Kim đều do các con, cháu của bà Sơn làm chủ. Đặc biệt, tất cả đều nắm giữ vị trí cấp cao nhờ vào năng lực không phải đơn giản, không chỉ phụ thuộc vào vị thế của gia đình.

tung-ngay-dem-gap-dai-bieu-quoc-hoi-de-keu-oan-cho-me-chu-tich-son-kim-land-nguyen-hoang-tuan-la-nguoi-nhu-the-nao-1-1662990564.png

Bà Sơn và 3 người con ruột đang nắm giữ các mảng kinh doanh lớn của gia đình

Trong những đứa con của bà Sơn, ông Tuấn là người đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Sơn Kim Group và Sơn Kim Land. Ông Tuấn toàn quyền quyết định mảng bất động sản của gia đình. Dù vậy, ông là người hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. 

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn sinh năm 1970, lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã đi du học ở Đức về công nghệ thuộc da, sau đó sang Úc học quản trị kinh doanh. Theo chia sẻ của bà Sơn tại một chương trình, ông Tuấn có năng khiếu mỹ thuật và có khả năng ứng dụng rất tốt các phương pháp xúc tiến thương mại phương Tây cho hệ thống bán lẻ của gia đình. Ngoài bất động sản, ông Tuấn cũng đang nắm mảng bán lẻ với kênh mua sắm qua truyền hình VGS Shop, Son Kim Mode.

Vợ của ông Tuấn là bà Hồng Hạnh, con trai Nguyễn Hoàng Việt và con gái Nguyễn Khánh Linh nhiều lần là tâm điểm chú ý của dư luận, bởi thành tích học tập rất đáng chú ý. Cả Hoàng Việt và Khánh Linh đều là sinh viên của trường Boston University tại bang Massachusetts – Mỹ. Để có thể theo học tại ngôi trường này, mức học phí trung bình phải đóng hằng năm rơi vào khoảng 78.000 USD/năm, chưa tính một số phụ phí khác, tùy theo thời điểm và yêu cầu của nhà trường.

Năm 2021, ngôi trường này còn xếp thứ 42 trong BXH những trường tốt nhất của nước Mỹ và xếp thứ 57 của Thế giới.

Hàng loạt thương vụ đầu tư kinh điển vào Sơn Kim Land

Năm 1950, dưới sự thành lập của Đại Thành – tập đoàn dệt may nổi tiếng hàng đầu Việt Nam được lưu truyền qua 3 thế hệ, Sơn Kim Group được thành lập. Đến năm 1993, tiền thân của Sơn Kim Land là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sơn Kim đã được ông Nguyễn Hoàng Tuấn - thế hệ thứ 3 của gia tộc Sơn Kim xây dựng nên.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn – Chủ tịch SƠNKIM LAND nhận giải Nhân vật bất động  sản năm 2015 | Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn - Chủ tịch Sơn Kim Group và Sơn Kim Land

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn bắt đầu dẫn dắt Sơn Kim Land từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, gần 30 năm cho một hành trình tạo dựng doanh nghiệp. 

Với truyền thống và tôn chỉ kinh doanh của gia tộc Sơn Kim từ các thế hệ trước đó, hiện tại, Sơn Kim Land vẫn đang giữ được nét nghiêm túc, bài bản trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp này. 

Năm 2013, Sơn Kim Land đã được đầu tư bởi quỹ đầu tư EXS Capital. Thời điểm đó, với giá trị 37 triệu USD, thương vụ này được coi là một trong 10 thương vụ M&A bất động sản lớn nhất. Đến 2014, thương vụ sáp nhập hai đơn vị này cũng được bình chọn là một trong 34 thương vụ M&A tiêu biểu của năm.

Cho đến cuối năm 2014, dự án The Massim của Sơn Kim Land cũng được Hongkong Land rót vốn đầu tư.

EXS Capital tiếp tục rót thêm 100 triệu USD vào Sơn Kim Land vào tháng 5/2017, thông qua quỹ đầu tư Lemon Grass Master Fund. Cùng hợp tác với SonKim Land và EXS Capital lần này có công ty quản lý quỹ hàng đầu của Nhật Bản – ACA Investments.

Như chia sẻ của ông Tuấn trước đây, quỹ đất của Sơn Kim Land không nhiều, nhưng đều là những vị trí đắc địa. Điểm mặt một số dự án làm nên tên tuổi nổi bật của Sơn Kim Land như: Gateway Thảo Điền, The Nassim, The Metropole Thủ Thiêm, Serenity Sky Villas...

Đơn cử như dự án The Metropole Thủ Thiêm, với quy mô 7,6 ha, bao gồm 4 phân khu, tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng. Dự án nghìn tỷ này do CTCP Quốc Lộc Phát làm chủ đầu tư và Sơn Kim Land là đơn vị phát triển. Đặc biệt, 2 doanh nghiệp này đều cùng thuộc Sơn Kim Group.

'Cái bóng' của bà Nguyễn Thị Sơn quá lớn?

Vị 'thuyền trưởng' của Sơn Kim quan niệm rằng đã làm kinh doanh thì đừng ngại sự tham gia của người khác, như ông bà ta vẫn thường nói: "Buôn có bạn, bán có phường". Nên việc Sơn Kim Land kết hợp hai hay nhiều thế mạnh của các bên sẽ giúp công ty có bước đi nhanh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. 

tung-ngay-dem-gap-dai-bieu-quoc-hoi-de-keu-oan-cho-me-chu-tich-son-kim-land-nguyen-hoang-tuan-la-nguoi-nhu-the-nao-1662995241.jpg

Trả lời câu hỏi rằng ông có thấy áp lực bởi 'cái bóng' của mẹ ông quá lớn hay không, ông Tuấn chia sẻ rằng thực tế ông thấy may mắn khi có được sự định hướng của những người làm kinh doanh giỏi như bà và mẹ ông. 

"Nhiều người quan niệm, hễ công ty gia đình là phải đưa "người nhà” vào nắm các vị trí chủ chốt, nhưng với tôi, tôi ưu tiên người có chuyên môn, dĩ nhiên, nếu người trong gia đình đáp ứng đủ tiêu chí này thì cũng tốt.

Một công ty nếu muốn phát triển lớn mạnh và thu hút nhiều NĐT nước ngoài mà giữ người trong nhà theo kiểu "chức nhỏ, tiếng nói to" thì không tài nào thực hiện được. Song song đó, chúng tôi cũng kiểm toán, xây dựng hệ thống kiểm soát và phân rõ chức năng, hoạt động của từng công ty thành viên.", ông Tuấn bày tỏ. 

Bà Nguyễn Thị Sơn hiện tại vẫn là một nhà cố vấn tuyệt vời cho sự nghiệp của con cái. Bà rất tự hào về con trai Nguyễn Hoàng Tuấn của bà. Bà Sơn từng kể lại khi bà bị sự cố, ông Tuấn đã ngày đêm thu thập các bài báo, chứng từ liên quan vụ việc, để kêu oan cho bà Sơn, ông đã đứng chờ trước cửa Hội trường Quốc hội xin gặp từng vị Đại biểu quốc hội. 

Đó là câu chuyện vào cuối thập niên 90, toàn bộ Ban Giám đốc Công ty Legamex trong đó có bà Nguyễn Thị Sơn đều bị Ủy ban Thanh tra TP Hồ Chí Minh điều tra và ra quyết định đình chỉ. Với tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bà Sơn đã vướng phải vòng lao lý. Phải đến gần 1 năm sau đó, bà Sơn mới thật sự được giải oan, số cổ phần ở Legamex đã bị tịch thu trước đó được trả lại.

"Các con tôi được sống trong một gia đình kinh doanh “tứ đại đồng đường” nên ý thức quản lý, ý thức làm giàu được thấm nhuần trong thực tế từ ông bà ngoại, từ mẹ và từ các dì, các cậu, các chú...", bà Sơn luôn tự hào về cách dạy con của mình. 

Nhà sáng lập Sơn Kim Group bà Nguyễn Thị Sơn là người thế nào?

Bà Nguyễn Thị Sơn

Sơn Kim Land chủ yếu kinh doanh trong phân khúc bất động sản cao cấp, sang trọng và độc đáo. Dù kín tiếng trong cơ cấu sở hữu, nhưng nguồn vốn hoạt động của Sơn Kim Land có đóng góp không nhỏ từ yếu tố ngoại.

Tập đoàn bất động sản lại nổi danh với nghề... bán đồ lót

Trong lĩnh vực bán lẻ, Sơn Kim Group hiện đang có tới 4 công ty con, bao gồm Sơn Kim Fashion, liên doanh chuyên đồ lót Quadrille&Vera, nội thất SB Furniture và VGS Shop - kênh bán hàng qua tivi.

Với hơn 400 cửa hàng trên khắp Việt Nam, Sơn Kim Group đang là một nhà bán lẻ lớn và đặc biệt, doanh nghiệp này còn là nhà sản xuất gốc cho các thương hiệu đồ lót lớn như Jockey, Vera, J.Buss và WOW.

Thời gian đầu kinh doanh mảng này, ông Nguyễn Hoàng Tuấn đã xác định phải xây dựng thương hiệu cho Vera, nhưng rồi ông cũng mắc sai lầm. Điều này ghi dấu rõ vào thời điểm năm 1999, Sơn Kim đã bị nhắc nhở. Cụ thể là Sơn Kim tổ chức một chương trình diễn thời trang công sở tại khách sạn 5 sao, bằng màn “hé lộ” nội y của người mẫu khi tung khăn voan, nên sau đó đã bị nhắc nhở do vi phạm việc trình diễn đồ lót chưa được cho phép.

Dù vậy, thương hiệu Vera ra đời đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với thị trường, đây cũng là bước ngoặt giúp cho nhận thức của người tiêu dùng thay đổi đối với sản phẩm này.