7eleven-1725600663.jpg
 

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết chuỗi siêu thị 7-Eleven đã từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 39 tỷ USD của Alimentation Couche-Tard (ACT, chủ sở hữu thương hiệu Circle K) với lý do mức giá này không xứng đáng với giá trị mà thương hiệu đem lại... trong suốt 20 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục ngỏ ý muốn mua lại 7-Eleven nhưng đến giờ 7-Eleven vẫn được coi là "không phải để bán" và là một phần niềm tự hào của ngành bán lẻ Nhật Bản

-------------------------------------

9 bài học kinh doanh kinh điển từ 7-Eleven

7-Eleven là một trường hợp rất đặc biệt, có thể nói nó có sự tinh nhạy của người Mỹ và có sự chỉn chu của người Nhật. Nhà sáng lập ban đầu là Joe C. Thompson tạo ra những nền móng cho 7-Eleven nhưng người nâng tầm cho 7-Elevan không thể không nhắc đến Masatoshi Ito, người đã thực sự đưa 7-Eleven đến quy mô toàn cầu và trở thành một đế chế bán lẻ cho đến tận ngày nay

1. Lịch sử: Năm 1927, Joe C. Thompson mở công ty Southland Ice Company ở Dallas, Texas và có ý tưởng bán thêm các sản phẩm tiêu dùng như sữa, bánh mì và trứng tại các kho bán đá của công ty. Đây là tiền đề cho mô hình cửa hàng tiện lợi và Southland Ice Company đã phát triển thành chuỗi cửa hàng bán lẻ với tên gọi "Tote'm"

2. Tên Gọi 7-Eleven: Năm 1946: Chuỗi cửa hàng được đổi tên thành 7-Eleven để phản ánh giờ hoạt động mới của cửa hàng, từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, thời gian mở cửa dài hơn nhiều so với các cửa hàng khác thời bấy giờ. Đây là một trong những yếu tố giúp 7-Eleven nhanh chóng thu hút sự chú ý và trở nên phổ biến. Đến năm 1963, 7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên trên thế giới mở cửa 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thể hiện năng lực vận hành vượt trội so với các chuỗi tiện lợi khác.

3. Huyền thoại Masatoshi Ito: Năm 1974, tập đoàn Ito-Yokado của Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo của Masatoshi Ito, đã mua quyền nhượng quyền để mở chuỗi 7-Eleven tại Nhật Bản. Đây là cột mốc quan trọng, khi Nhật Bản trở thành thị trường phát triển mạnh mẽ nhất của 7-Eleven, và 7-Eleven Nhật Bản vượt qua Mỹ để trở thành thị trường dẫn đầu của chuỗi.

4. Hợp nhất từ Mỹ thành Nhật: Năm 1991, tập đoàn Ito-Yokado và Seven & I Holdings (Nhật Bản) mua lại Southland Corporation, công ty mẹ của 7-Eleven tại Mỹ, đánh dấu việc Nhật Bản hoàn toàn kiểm soát thương hiệu này. Chữ I trong Seven & I Holdings là để thể hiện sự tôn trọng với Masatoshi Ito và di sản của ông để lại đối với 7 Eleven

5. Tầm nhìn toàn cầu, bản sắc địa phương: Năm 1973, Ito mua lại quyền nhượng quyền thương hiệu 7-Eleven từ Mỹ và đưa chuỗi cửa hàng này đến Nhật Bản. Thay vì sao chép mô hình từ Mỹ, Masatoshi Ito đã điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với khẩu vị và thói quen của người Nhật. "Bạn phải điều chỉnh doanh nghiệp để phù hợp với văn hóa và thị trường địa phương." – Masatoshi Ito. Ông cho thêm các mặt hàng địa phương như bento, cơm nắm onigiri và mì ramen vào phục vụ. Kết quả là 7-Eleven Nhật Bản nhanh chóng vượt qua phiên bản Mỹ, trở thành người dẫn đầu thị trường bán lẻ tại Nhật.

6. Thực sự đặt khách hàng là trọng tâm: 7-Eleven Nhật Bản tiên phong trong việc áp dụng hệ thống POS (point-of-sale), giúp theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng, tối ưu hóa hàng tồn kho và giảm lãng phí. Quan điểm của Ito: Chúng ta tồn tại không phải vì lợi nhuận, mà vì chúng ta mang lại giá trị cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng, lợi nhuận sẽ tự nhiên đến” Cũng từ đó mà 7-Eleven đã tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích như ATM, thanh toán hóa đơn và máy photocopy. Những dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà các chuỗi tiện lợi khác bỏ qua.

7. Thay đổi nhỏ, trải nghiệm lớn: Retails is Details => Những cải tiến nhỏ, khi thực hiện liên tục, sẽ dẫn đến thành công lớn. Trong suốt quá trình phát triển, 7-Eleven luôn cải tiến từ những chi tiết nhỏ như cách bố trí sản phẩm, vị trí đặt kệ hàng, và tăng khoảng cách giữa các lối đi. Các điều chỉnh nhỏ này đã cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và gia tăng doanh thu. Ito luôn theo dõi sát sao các siêu thị và cửa hàng bách hóa để hiểu rõ hơn về xu hướng và kỳ vọng của khách hàng. Các cửa hàng 7-Eleven thường cải tiến dựa trên những gì đối thủ làm tốt, đồng thời khắc phục những điểm yếu của họ.

8. Đóng góp xã hội: Khi nào cần mới thể hiện sự tốt đẹp có nghĩa là chưa thực sự tốt. Quan điểm của Masatoshi Ito là "Một doanh nghiệp không thể thành công nếu không phục vụ cộng đồng mà nó hoạt động trong đó." Trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, các cửa hàng 7-Eleven vẫn mở cửa, cung cấp nhu yếu phẩm cho các cộng đồng và trở thành những trạm cung cấp nhu yếu phẩm quan trọng cho người dân đặc biệt là các vật phẩm cần thiết trong thảm họa như pin, đèn pin.

9. Chiến lược tốt nhưng quan trọng là thực thi: Bạn có thể có chiến lược tốt nhất, nhưng nếu không có sự thực hiện xuất sắc, nó sẽ không có giá trị. 7-Eleven đã thiết lập các quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh, kiểm soát hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Sự xuất sắc trong vận hành giúp công ty duy trì sự ổn định và hiệu quả trong quản lý.