Hơn một năm trước, tôi gặp chị Hạnh – chủ một quán cà phê nhỏ ở Quận 3, Tp.HCM. Quán chị khi đó không có gì nổi bật. Menu thì đơn giản, mặt bằng vừa đủ và một fanpage khoảng vài trăm lượt theo dõi. Nhưng có một điều khiến tôi nhớ mãi đó là ánh mắt bừng sáng của chi khị nói muốn “kể chuyện thương hiệu” và “làm sao để khách hàng quay lại không chỉ vì cà phê, mà vì cảm xúc”.

Chị nói: “Chị biết cần làm marketing, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Người ta bảo phải chạy ads, làm video, đăng bài… nhưng cái nào mới thực sự hiệu quả? Chị không muốn quán mình bị quên lãng giữa hàng trăm quán khác.”

Tôi hỏi chị: “Chị có từng nghĩ đến việc xây dựng một chiến lược content marketing chưa?”
Chị im lặng một lúc rồi nói: “Chị có nghe nói, nhưng… chiến lược content là như thế nào?”

Content không chỉ là các “bài viết”

Từ “content” thường được hiểu là bài viết, video viral, hay hình ảnh quảng cáo. Nhưng content – hiểu đúng – là mọi thứ giúp thương hiệu giao tiếp và tạo kết nối với khách hàng.

Một tấm bảng hiệu ghi “Cà phê nóng hổi, gợi nhớ thuở xưa!” cũng là content. Một góc chia sẻ cách chọn loại cà phê phù hợp với tâm trạng cũng là content. Một video hậu trường pha chế cà phê cũng là content.

Tất cả những thứ đó không chỉ để “bán hàng” mà để kể một câu chuyện, tạo cảm giác gần gũi, để khách hàng muốn quay lạimuốn chia sẻ với bạn bè của họ rằng: “Quán này dễ thương lắm!”

Nói cách khác, content là cầu nối giữa thương hiệu và trái tim người dùng.

customer-cases-coffee-shop

Tại sao content quan trọng đến vậy trong marketing?

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng giữa một cái chợ rất đông người bán. Ai cũng hô to: “Mua của tôi đi!”, “Giảm giá 50%”, “Duy nhất hôm nay!”. Giữa những “tiếng ồn” đó, có một người nhẹ nhàng kể một câu chuyện theo kiểu:

“Ngày xưa, Mẹ tôi hay pha cho Ba tôi một ly cà phê đen mỗi sáng. Mùi cà phê lan từ bếp ra tận trước sân nhà. Hôm nay, tôi pha lại ly cà phê ấy – và muốn chia sẻ nó với bạn.”

Bạn sẽ dừng lại. Và đó là lúc content phát huy sức mạnh.

Content marketing không “gào thét” để được chú ý, mà thì thầm đúng lúc, đúng cách, để khách hàng cảm thấy được lắng ngheđược kết nối, và tự nguyện bước vào hành trình mua hàng.

Nhưng tại sao nhiều người làm content vẫn thất bại?

Quay lại câu chuyện của chị Hạnh. Sau vài tuần cố gắng tự viết bài, thuê freelancer, và thử chạy quảng cáo vài bài, chị thở dài: “Hình đẹp, caption hay, mà lượt tương tác vẫn lẹt đẹt. Em ơi, có phải content là không hợp với doanh nghiệp nhỏ như chị?”

Tôi trả lời: “Không phải chị làm sai. Mà là chị đang thiếu chiến lược.”

Vấn đề phổ biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi làm content là:

  • Viết bài theo kiểu “ngẫu hứng”, thay vì có một kế hoạch bài bản
  • Không thật sự hiểu sâu sắc khách hàng
  • Đầu tư nhiều vào hình thức nhưng thiếu chiều sâu thông điệp
  • Thiếu tính nhất quán trong các nội dung và trên cách kênh
  • Không biết cách đo lường và tối ưu

Content không đơn giản là “có gì đăng đó”, mà cần một kế hoạch thông minh, gắn liền với mục tiêu kinh doanh, hành vi khách hàng và tính cách thương hiệu.

Vậy, xây dựng chiến lược content như thế nào?

Về cơ bản, việc phát triển chiến lược content thường gồm 4 bước cơ bản như bên dưới:

(1) Hiểu rõ thương hiệu của bạn

Bạn cần trả lời những câu hỏi:

  • Thương hiệu của bạn đại diện cho những giá trị gì?
  • Bạn muốn khách hàng nhớ gì về bạn?
  • Bạn hướng tới tính cách và giọng điệu nào?

Với quán cà phê của chị Hạnh, đó là “nơi gợi nhớ những ký ức tuổi thơ”. Từ đây, mọi nội dung đều cần xoay quanh thông điệp đó.

(2) Hiểu khách hàng sâu sắc

Ai đang mua sản phẩm của bạn? Công việc của họ là gì? Họ đang gặp phải những thách thức nào trong công việc và trong cuộc sống? Họ quan tâm tới điều gì? Và nhiều câu hỏi khác nữa.

Hãy tận dụng mọi nguồn dữ liệu và điểm tiếp xúc để hiểu một cách sâu sắc khách hàng của bạn. Và hãy tận dụng những hiểu biết này trong việc phát triển chiến lược và sản xuất nội dung.

(3) Lên kế hoạch nội dung bài bản

Một kế hoạch nội dung dài hạn sẽ giúp giải quyết những thách thức sau:

  • Bài viết hoặc nội dung được sản xuất một cách bộc phát
  • Thường xuyên thiếu ý tưởng nội dung
  • Các bài viết thiếu sự đồng nhất, cả về thông điệp lẫn hình thức

Việc có một kế hoạch bài bản không chỉ giúp bạn chủ động mà còn duy trì mạch “cảm xúc” cho thương hiệu –  yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc kết nối với khách hàng. Ngoài ra, khi có một kế hoạch bài bản, dù triển khai content trên nhiều kênh, thì thông điệp vẫn đồng nhất, và giọng điệu thương hiệu vẫn nhất quán.

(4) Triển khai, đo lường và tối ưu

Không có công thức “content bất bại” chung cho tất cả mọi thương hiệu. Việc triển khai content cũng là một hành trình thử sai và học hỏi liên tục.

Theo thời gian, và với sự trợ giúp của đội ngũ WMS, chị Hạnh đã học cách dùng công cụ đo lường (Facebook Insight, Google Analytics, BuzzSumo,…) và các phương pháp thử nghiệm để phân tích bài nào tốt, bài nào chưa tốt. Từ đó, chị đã dần dần xác định được giọng điệu riêng, định dạng nội dung và phong cách viết phù hợp. Chị cung đã xác định được một cộng đồng trung thành với thương hiệu. Họ đang là những người “đại sứ” hiệu quả nhất cho thương hiệu của chị.

Content chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn?

Ngày nay, với sự hỗ trợ của AI, bạn không cần ngân sách hàng trăm triệu để làm content tốt. Thứ bạn cần là hiểu “bản thân”, hiểu khách hàng, biết cách sử dụng AI và kiên nhẫn tạo ra giá trị thực.

Giống như chị Hạnh – từ một người “không biết content là gì”, nay chị đã sở hữu một fanpage với hơn 5.000 lượt theo dõi tự nhiên, đều đặn có khách quay lại chỉ vì “thấy bài đăng dễ thương quá nên ghé quán.”

Và chị vẫn tiếp tục kể chuyện mỗi ngày – một cách chân thành và có chiến lược.

Nguồn: WMS