Mới đây, trong một thông báo, Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá của Nhà máy ĐMT Trung Nam – Thuận Nam công suất 450MW (Ninh Thuận). Nguyên nhân là do phần công suất này vẫn chưa có giá mua điện. Vậy, "ông trùm" năng lượng tái tạo này kinh doanh như thế nào?

Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) thành lập từ năm 2004. Hiện công ty đang đặt trụ sở chính tại số 7A/68 Thành Thái, quận 10, TP. HCM. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tâm Thịnh. Anh trai ông Thịnh là Nguyễn Tâm Tiến làm Tổng giám đốc. 

Ông Thịnh còn có một người em trai khác tên là Nguyễn Tâm Lộc. Năm 2011, ông Nguyễn Tâm Lộc đã bị Công an Đà Nẵng khởi tố vì tội đánh người sau những lùm xùm ở dự án  Golden Hills Đà Nẵng do Trungnam Group làm chủ đầu tư. (https://nld.com.vn/xa-hoi/khoi-to-em-ruot-tong-giam-doc-trung-nam-group-20110910041623139.htm)

Tỷ lệ sở hữu của công ty này không được công bố. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số tờ báo, Tập đoàn Trung Nam có 3 cổ đông sáng lập là: Ông Nguyễn Tâm Thịnh góp 2.544 tỷ đồng (tương đương 93,39%), ông Đặng Công  Huẩn và bà Nguyễn Phan Sophie mỗi người góp 90 tỷ đồng (tương đương 3,3%). 

7addbeb176818c005b8cd8c2f3958c3f-1662888835.jpg
Ông Nguyễn Tâm Thịnh (ngoài cùng bên phải) Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật Trung Nam Group và ông Nguyễn Tâm Tiến (giữa)

Hiện nay, doanh nghiệp này phát triển hệ sinh thái đa ngành nghề gồm 5 lĩnh vực hoạt động: Năng lượng, Hạ tầng - Xây dựng, Bất Động sản, Công nghiệp thông tin điện tử. Theo tông tin đăng tải trên website, Trungnam Group hiện có hệ thống 28 công ty thành viên. Theo số liệu được cập nhật đến năm 2021, doanh nghiệp này có đội ngũ cán bộ lên đến hơn 1.500 người. Trong đó, đóng vai trò hạt nhân là CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group).

 

Những lĩnh vực kinh doanh chính của Trung Nam

Đầu tư và Xây dựng được xác định là năng lực cốt lõi của Trungnam Group. Bắt đầu từ năm 2018, Trung Nam phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Năng lượng hiện là mảng kinh doanh chính của Trungnam Group và đây cũng là nhà đầu tư Năng lượng tái tạo có tổng số lượng dự án và công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

1. Năng lượng

Tính đến tháng 10/2021 TNG  có tổng 1,63 GW điện năng đóng góp vào nguồn điện của cả nước và là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia vào quá trình truyền tải điện với Trạm biến áp 500kV  và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (Trạm 500kV Thuận Nam – Ninh Thuận). 

Tính đến nay, các dự án thuộc lĩnh vực được Trungnam Group triển khai thành công và đạt được công suất thủy điện 118MW, điện gió 698,1MW và điện mặt trời là 794MW AC.

2. Hạ tầng

Các dự án của Trungnam Group là các nút giao thông quan trọng, Cầu dây văng vượt sông lớn, cảng biển, hệ thống thủy lợi bảo vệ vùng lõi TP.HCM, với hơn 100 km đường giao thông khắp 3 miền. "Hạ Tầng chính là năng lực lõi mà Trungnam Group vẫn tâm huyết và sẽ tiếp tục chú trọng", tập đoàn này cho biết.

Về quy mô, doanh nghiệp đầu tư 2.689 tỷ đồng cho Nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế, 6.500 tỷ đồng cho Cảng Biển Tổng Hợp Cà Ná Giai đoạn 1 - Ninh Thuận, Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Tp. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1 đầu tư 9.926 tỷ đồng.

3. Xây dựng

Một số dự án nổi tiếng có thể nhắc đến như Khu đô thị Golf Valley, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, Khu đô thị Golden Hills, Cống Cái Lớn - dự án Cống ngăn mặn Cái Lớn Cái Bé, Cầu Vũ Yên.  Công ty có khả năng huy động vật tư 15.000 tỷ/năm, 344 trang thiết bị cơ giới là nhân lực 1.502 người. 

4. Phát triển Bất động sản

Bất động sản là một trong ba trụ cột của Trungnam Group. Tập đoàn này cho biết: "Trungnam Group tiến tới tầm nhìn, sứ mệnh trở thành một đối tác tin cậy trong lĩnh vực Bất động sản tại Việt Nam".

Các dự án nổi bật là Golden Hills - Đà Nẵng quy mô 381ha, Golf Valley - Đà Lạt 19,71ha và tại Tp.HCm là 150ha.

5. Công nghệ thông tin điện tử

Trungnam EMS đã sử dụng công nghệ Surface Mount Technology (SMT) là  ngành điện tử với công nghệ bo mạch - công nghệ chính được sử dụng để lắp ráp bo mạch, trong sản xuất thiết bị điện tử.  Trungnam có 3 dây chuyền sản xuất, công suất 6,2 triệu sản phẩm/năm, tổng diện tích là 341ha.

Trungnam Group kinh doanh ra sao?

Vốn điều lệ của Trungnam Group trong giai đoạn trước năm 2015 khá ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp này liên tục tăng vốn điều lệ. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay đã tăng một các thần tốc. Từ 3.500 tỷ đồng của tháng 2/2019, đến tháng 6 đã tăng lên 4.000 tỷ đồng. Đến năm 2020 là 7.000 tỷ đồng, 2021 đã lên mức 14.825 tỷ đồng. Tính đến tháng 3 năm nay, doanh nghiệp đã có vốn điều lệ đạt 20.940 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2016, lợi nhuận của Trungnam Group chỉ ghi nhận là 17,3 tỷ đồng. Sang đến năm 2017, công ty đạt doanh thu 1.854 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ đạt 2,1 tỷ đồng. Doanh thu của công ty năm 2018 đạt 897 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với năm trước đó nhưng lãi 21 tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2019, doanh thu thuần của Trungnam Group đạt 6.480 tỷ đồng, cao gấp hơn 7 lần so với năm 2018. Lãi thuần cũng tăng gấp 5,7 lần lên mức 123,8 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Trungnam Group đạt 8.831 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng trưởng 24,6% lên mức 4.406 tỷ đồng. 

Năm 2020, doanh thu của công ty tăng vọt lên 58% so với cùng kỳ, đạt 10.285 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tăng 7% đạt mốc 133 tỷ đồng.  Đặc biệt, trong năm nay, quy mô tài sản của công ty là 21.486 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 33.728 tỷ đồng của năm 2019.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2021, Trungnam Group hiện có có tổng tài sản hơn 92.568 tỷ đồng. Doanh thu đạt 8.788 tỷ đồng, giảm 14,5% so với 2020 nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 2.104,5 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 132,6 tỷ đồng năm 2020 và là mức đột biến trong vòng 5 năm qua.

Doanh nghiệp này đã bán 49% cổ phần tại nhà máy điện mặt trời Trung Nam cho CTCP Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (ACIT) và bán 35,1% cổ phần nhà máy điện gió Trung Nam cho Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE ) – thành viên của Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản). Khả năng cao đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty tăng đột biến.

Cũng trong năm 2021, Trungnam Group huy động được 9.500 tỷ đồng từ trái phiếu, hầu hết là các lô trái phiếu có kỳ tính lãi 3 - 6 tháng, lãi suất 9 - 11%/năm. 

Năm 2021 ghi nhận nhiều thành công của doanh nghiệp này khi Trungnam Group đã khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam. Đây là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời 204 MW hình thành tổ hợp nặng lượng tái tạo (NLTT) Điện mặt trời và Điện gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á. Dự án thực hiện tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. 

Những dự án đình đám của Trungnam Group

Nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á

Tháng 4/2021, Trungnam Group khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận. Dự án này có công suất 450 MW là lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á, với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.

Dự án này gồm trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng Điện gió – Điện mặt trời Trung Nam đạt 950 triệu kWh – 1 tỷ kWh điện mỗi năm.

Cảng biển tổng hợp Trung Nam Cà Ná

Tháng 8/2020, CTCP Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná động thổ Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná quá trình 1. 

Tổng diện tích quy hoạch hơn 108 ha với các phân khu chức năng chính bao gồm hai bến cảng 70.000 - 100.000 DWT (DWT - trọng lượng toàn phần của tàu) và một bến cảng 20.000 DWT cùng với khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm. 

Dự án bao gồm tất cả các hạng mục quy hoạch gồm: Bến, bè, bãi, kho, các công trình phụ trợ, dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông và cây xanh.

“Siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng 

Tháng 4/2016, Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam đã chính thức được TPHCM cấp giấp chứng nhận thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ  Chí Minh với số vốn lên đến 10.000 tỷ đồng. Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, Trung Nam Group đã lập Công ty TNHH BT Trung Nam 1547 để thực hiện dự án trên.

Dự án có các hạng mục chính như  xây dựng sáu cống kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định cùng với tuyến đê bao ven sông Sài Gòn sẽ từ Vàm Thuật đến sông Kinh với chiều dài hơn 7,8 km.

Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. 

Cuối tháng 11/2020, CEO Trungnam Group Nguyễn Tâm Tiến công bố thông tin cho biết dự án đã hoàn thành 93% khối lượng dự án nhưng đang phải tạm ngưng do gặp nhiều vướng mắc. Vị này cho hay chủ đầu tư đã phải gồng mình để dự án sở hữu thể tiếp tục triển khai, thiệt hại mỗi ngày ước tính khoảng 200 triệu đồng. Hiện tại, công trình vẫn đang dở dang, chưa hoàn thành và trễ hẹn đến 4 năm.

Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt - Golf Valley 

Toàn bộ dự án có diện tích 19,71ha, gồm 90 biệt thự đơn lập và song lập, 16 nhà phố liền kề, 415 căn hộ cao cấp, 3 khách sạn từ 3 đến 5 sao đạt chuẩn Quốc tế.

Dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills

Công trình này diện tích 381 ha nằm trên trục đường Nguyễn Tất Thành nối dài và tiếp giáp sông Cu Đê. 
Công trình được chia thành 5 khu (Gồm: đất ở liền kề, đất biệt thự, nhà trẻ, trường học, khu thương mại dịch vụ, quảng trường, công viên và trung tâm vui chơi, giải trí).