Từng là người đưa Uber trở thành startup gần 70 tỷ USD, biểu tượng “phá luật để dẫn đầu”, Travis Kalanick cuối cùng vẫn phải rời ghế CEO không phải vì thất bại kinh doanh, mà vì không đủ năng lực điều hành trong một tổ chức đã trưởng thành.

travis-kalanick-va-cau-chuyen-mat-ghe-ceo-uber-tai-nang-khoi-nghiep-khong-dong-nghia-voi-nang-luc-dieu-hanh-1751949089.jpg

1. Khởi nghiệp giỏi ≠ Điều hành giỏi

Kalanick là thiên tài giai đoạn đầu, tốc độ mở rộng của Uber dưới tay ông khiến cả ngành taxi truyền thống lao đao. Nhưng càng lớn, công ty càng cần một kiểu lãnh đạo khác:

- Biết hệ thống hóa thay vì đốt lửa
- Biết lắng nghe  thay vì lấn át
- Biết minh bạch thay vì mập mờ

=> Startup cần người tiên phong. Tập đoàn cần người ổn định.

2. Văn hóa doanh nghiệp không phải động cơ tăng trưởng duy nhất

Uber từng “lên thần” nhờ văn hoá làm việc kiểu startup Mỹ: tốc độ, cạnh tranh, bất chấp. Nhưng văn hóa độc hại, bê bối nội bộ, quấy rối tình dục, lạm quyền… đã khiến tổ chức rạn nứt từ bên trong.

Tăng trưởng nhanh không thể đánh đổi bằng niềm tin và đạo đức.

3. Nhà sáng lập không phải thánh bất khả xâm phạm

Dù sáng lập công ty, sở hữu cổ phần, từng là “linh hồn” Uber - Kalanick vẫn buộc phải từ chức. Vì ở quy mô toàn cầu, cái tôi cá nhân phải lùi lại phía sau lợi ích tổ chức.

Thành công ban đầu là nhờ tầm nhìn

Thành công dài hạn là nhờ sự trưởng thành

Nguồn: Sưu tầm