Có một nghịch lý mà nhiều nhà lãnh đạo gặp phải: tuyển dụng người giỏi nhưng lại không THỰC SỰ trao quyền cho họ.
Steve Jobs từng nói:
“Thật vô lý nếu chúng ta tuyển dụng người tài rồi bảo họ phải làm gì. Chúng ta tuyển dụng người tài để họ bảo chúng ta nên làm gì.”
Đây không chỉ là một câu nói về quản lý nhân sự, mà còn về một mấu chốt tư duy mà một nhà lãnh đạo thực sự phải có được:
"Bạn không thuê người giỏi chỉ để ra lệnh. Mà bạn thuê họ để khai thác trí tuệ của họ."

TRAO QUYỀN KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Nhiều nhà quản lý nghĩ rằng mình đã trao quyền khi giao nhiệm vụ cho nhân viên. Nhưng trao quyền thực sự không phải là giao việc mà là TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI GIỎI CÓ THỂ PHÁT HUY HẾT KHẢ NĂNG CỦA HỌ.
Sai lầm phổ biến khi trao quyền:
Giao việc nhưng vẫn kiểm soát lắt nhắt
- Một số sếp giao việc nhưng vẫn can thiệp từng chi tiết nhỏ, khiến nhân viên không thực sự có quyền quyết định.
- Nếu bạn cứ kiểm soát tủn mủn, bạn sẽ biến những NGƯỜI TÀI thành những NGƯỜI XÀI (chỉ biết làm theo lệnh).
Chỉ giao nhiệm vụ, không giao quyền quyết định
- Một nhân viên giỏi cần được quyền ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của họ.
- Nếu họ phải xin phép sếp cho từng quyết định nhỏ, họ sẽ mất động lực sáng tạo và không dám chịu trách nhiệm.
Không tạo môi trường để nhân tài có tiếng nói
- Nếu nhân viên thấy rằng ý kiến của họ không được lắng nghe, họ sẽ ngừng đóng góp.
- Một tổ chức thực sự mạnh là khi người giỏi được khuyến khích đưa ra ý tưởng, chứ không chỉ làm theo mệnh lệnh.
Vài câu chuyện điển hình
1. Steve Jobs & cách Apple thay đổi thế giới
Steve Jobs không phải là kỹ sư giỏi nhất, không phải là nhà thiết kế xuất sắc nhất. Nhưng ông tuyển những người giỏi nhất và tạo điều kiện để họ làm tốt nhất.
- Jony Ive (trưởng bộ phận thiết kế của Apple) là người đã tạo ra thiết kế iPhone mang tính biểu tượng. Jobs không chỉ đạo từng chi tiết – ông trao quyền cho Ive định hình tương lai của Apple qua thiết kế sản phẩm.
- Tim Cook (nay là CEO Apple) từng được trao quyền vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu mà không cần Jobs can thiệp. Nhờ vậy, Apple có một hệ thống sản xuất tinh gọn, tối ưu lợi nhuận hàng tỷ đô.
Bài học: Một nhà lãnh đạo giỏi không cần phải giỏi nhất trong mọi thứ – nhưng họ phải biết tìm đúng người, trao quyền và tin tưởng họ.
2. FPT & câu chuyện trao quyền
FPT là một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam và thành công của họ đến từ việc xây dựng văn hóa trao quyền mạnh mẽ.
- Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) không kiểm soát từng mảng kinh doanh – thay vào đó, ông xây dựng một đội ngũ lãnh đạo phía dưới đủ mạnh để tự ra quyết định.
- FPT Software phát triển nhanh nhờ chiến lược để các trưởng G, giám đốc chi nhánh hay sau này là giám đốc điều hành tại từng thị trường quốc tế tự chủ về chiến lược kinh doanh, thay vì phải chờ quyết định từ trụ sở chính. Thực ra đọc “Đếch biết gì cũng tiến” thì sẽ hiểu rõ hơn, nhưng nếu tôi nói ra thì lại thành nói xấu nên thôi
Bài học: Nếu bạn muốn doanh nghiệp mở rộng và phát triển, bạn không thể giữ tất cả quyền quyết định cho riêng mình.
LÀM SAO ĐỂ TRAO QUYỀN ĐÚNG NGHĨA?
Tuyển đúng người, rồi tin tưởng họ: Nếu bạn không tin nhân sự có thể làm tốt, có lẽ bạn đã tuyển sai người.
Cho nhân viên quyền quyết định, chứ không chỉ giao nhiệm vụ: Một người giỏi cần có không gian để tự do ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả.
Lắng nghe trước khi đánh giá: Nếu nhân viên đề xuất một ý tưởng mới, đừng vội phản bác. Hãy hỏi “Bạn đã phân tích rủi ro chưa? Nếu áp dụng thì lợi ích gì? Bạn cần gì để triển khai?”
Xin nhớ rằng: Khi nhân tài cảm thấy bị bó buộc, họ sẽ rời đi. Khi họ cảm thấy được tin tưởng, họ sẽ phát triển hết tiềm năng.
CÂU HỎI CHO BẠN
Bạn có đang thực sự trao quyền cho đội ngũ, hay chỉ giao việc và vẫn kiểm soát tủn mủn?
Nếu bạn nghỉ làm một tháng, liệu doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru mà không cần bạn ra lệnh từng việc nhỏ không?
#Leadership #TraoQuyen #phattrienbanthan #DrNeo
-----------------------------------------------
https://www.facebook.com/tranbangviet/posts/pfbid036TufGK2Cpbpp2m2gcEmeiEx7wzYe762c36HPWAM6UTvqxfP2ZEy5ZRJMbqitz1kZl