thu-truong-bo-cong-thuong-giai-dap-thac-mac-cua-dai-bieu-chat-van-vi-sao-evn-lo-khi-cong-ty-con-lai-1685295754.jpeg

Ngày 26/5, sau cuộc họp của Bộ Công Thương về tình hình cung ứng điện và huy động các nguồn năng lượng chuyển tiếp, ông Đặng Hoàng An đã có phản hồi về những khoản lỗ của EVN trong khi trao đổi với báo chí. Theo ông An, Việt Nam đã vận hành thị trường điện cạnh tranh 3 cấp độ. Trong đó, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ vận hành từ ngày 1/7/2012. Như vậy, xét về nguyên tắc, EVN sẽ mua nguồn điện cả giá thấp lẫn giá cao.  

Do đó, hầu hết các nguồn điện như thủy điện, than, khí, dầu và năng lượng tái tạo đều được bán cho EVN. Tập đoàn này chỉ là đơn vị  mua điện để bán lại cho khách hàng. Vì vậy, nếu huy động các nguồn năng lượng giá cao dẫn đến tăng chi phí thì EVN sẽ phải gồng gánh.  

"Nếu EVN không phải là người mua duy nhất, khách hàng sẽ phải gánh giá điện cao từ nhà sản xuất. Vì là người mua duy nhất nên mọi chi phí mua đắt cũng phải dồn về EVN, trong khi giá bán điện  do EVN thì nhà nước điều tiết”, ông An nói. 

Như vậy, thị trường vận hành theo nguyên tắc "single buyer", tức chỉ có một người mua duy nhất là EVN và EVN chỉ đóng vai trò là “mua dùm” và phải gánh chi phí ngày càng tăng khi giá mua điện tăng trong khi giá bán chỉ có thể được điều chỉnh bởi Nhà nước. 

Đây là nguyên nhân khiến EVN thua lỗ. 

thu-truong-bo-cong-thuong-giai-dap-thac-mac-cua-dai-bieu-chat-van-vi-sao-evn-lo-khi-cong-ty-con-lai-1-1685295745.jpeg

Nguyên nhân khiến EVN thua lỗ đến từ việc giá đầu vào chạy theo thị trường, trong khi đầu ra lại bị kiểm soát. Thực tế này gây khó khăn cho EVN, trong khi các doanh nghiệp nhà nước có vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Khi vận hành thị trường bán lẻ, nhà sản xuất sẽ bán điện trực tiếp cho người sử dụng. 

Ông An cũng cho biết thêm, nguyên tắc của thị trường bán lẻ cạnh tranh là khi thị trường bán lẻ cạnh tranh chính thức vận hành, các nhà máy điện sẽ được lựa chọn để bán cho khách hàng trực tiếp. Vì vậy, nếu khách hàng mua điện từ các nhà máy phát điện bằng dầu, khí, họ sẽ phải tự trả tiền.  

Về thông tin EVN có thể đề nghị tăng giá điện khi huy động nguồn đầu vào giá cao, ông An cho biết nhiệm vụ của EVN là đảm bảo cung ứng điện. Vì vậy, tập đoàn này không hoạt động vì lý do hiệu quả kinh tế mà cắt điện, bất chấp giá mua điện vào mùa khô cao. 

“Dù chi phí sản xuất có tăng cao đến đâu thì cũng phải huy động mọi nguồn để đảm bảo cung ứng điện”, ông An nói, nhưng cho biết ông không rõ về việc EVN có khả năng tiếp tục tăng giá điện hay không.