1. Hình bóng của Kazuo Inamori: Câu chuyện về Haidilao thì nhiều người biết nhưng ko nhiều người biết Trương Dũng, founder của Haidilao có ảnh hưởng rất lớn từ Huyền thoại KD Nhật Bản Kazuo Inamori, người sáng lập Kyocera.

2. Xây vững nền móng: Năm 2010, Trương Dũng gặp Kazuo Inamori và ông đã cực kỳ ngưỡng mộ quản trị lỗi lạc người Nhật. Năm 2011, Haidilao được tái cấu trúc thành một tập đoàn với các bộ phận tách riêng thành các công ty độc lập (như Shuhai phụ trách chuỗi cung ứng, Shuyun phụ trách xây dựng nội thất, Yihai sản xuất nước súp, Hilaosong lo giao hàng)

thong-tin-hay-ve-haidilao-o-tang-triet-ly-1742776362.jpg

3. Thành lập Đại học Haidilao: Trước đó Trương Dũng đã rất tập trung cho nhân sự nhưng sau đó cấp độ được đẩy lên khi ông xây Đại học Haidilao, đồng thời triển khai hệ thống thợ học việc để nhân viên mới học hỏi từ nhân viên kỳ cựu. Nhờ đó, văn hóa và giá trị cốt lõi của Haidilao được truyền đạt nhất quán cho hơn 20.000 nhân viên lúc bấy giờ

4. Hệ thống Sư phụ - Đệ tử: Cái này đã nghe a Thành Nam FPT chia sẻ về cách người Nhật quản trị kiểu truyền nghề Sư phụ - Đệ tử. Người quản lý kỳ cựu đóng vai trò như “sư phụ” truyền dạy cho các đệ tử là các Quản lý mới. Mô hình “truyền nghề” này tạo động lực để các quản lý truyền kinh nghiệm và văn hóa cho thế hệ kế cận, đồng thời gắn kết lợi ích của họ với thành công của chi nhánh Haidilao mới.

KD có thể theo triết lý Khách hàng là Trung tâm hay Nhân viên là Trung tâm? Trương Dũng quan điểm: Nhân viên là gốc, khách hàng là trung tâm, hai điều này không hề mâu thuẫn. Hình bóng "vua chiều khách" của Haidilao cũng rất giống với tinh thần phục vụ Omotenashi của Nhật Bản. Có thể nói đằng sau triết lý của Trương Dũng, có hình bóng của Kazuo Inamori

Theo Hoàng Tùng 

www.facebook.com/TungPiz/posts/