Golden Gate công bố báo cáo tài chính năm 2022 với doanh thu thuần đạt 6.965 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm trước và tăng gần gấp rưỡi so với thời điểm trước dịch. Lợi nhuận gộp đạt 4.315 tỷ đồng, tương đương tỷ suất 62%, cao nhất kể từ 2014.

Chi phí lớn nhất của Golden Gate vẫn là chi phí bán hàng, lên tới hơn 3.100 tỷ đồng, gấp rưỡi năm trước. Trừ đi các loại chi phí, Golden Gate đạt 719 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 659 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đều là những con số cao nhất lịch sử.

Chỉ tính riêng trong quý 4/2022, Golden Gate đã mở mới 23 nhà hàng. Tính gộp cả năm 2022, họ mở mới 73 nhà hàng và đến cuối năm 2022, hệ thống của Golden Gate đã đạt tổng số 451 nhà hàng. (nguồn CafeBiz)

screenshot-2-1680244855.jpg
 

Vài nhận định very cá nhân...

Mình rất thích GGG, tin rằng F&B Việt Nam chỉ có thể lớn lên từ những tổ chức làm bài bản như GGG. Điều duy nhất mình thấy hơi nhột đó là sau một loạt những ý tưởng đột phá ở thời điểm hoàng kim thì giờ #GGG đang hình như đi vào việc tối ưu chứ chưa có thêm các cú nổ tạo ra các brand lead từng ngách của F&B như đợt trước…

1. Mảng đồ uống: GGG đã từng có sản phẩm bia thủ công và brand Vuvuzela nhưng có vẻ vài năm trở lại đây Vuvuzela đang thiếu động lực tăng trưởng thì phải. Tuy nhiên mảng chuỗi beer sang xịn 1 chút vẫn là thị trường lớn, gì chứ khoản nhậu thì dân mình vẫn cứ ún bét nhè. Bia thủ công mà GGG đẩy bán theo kênh FMCG ko biết tiềm năng đến đâu

2. Mảng đố uống 2: Golden Gate mỡ chuỗi trà sữa Yu Tang sau đó Yu Tang bán thêm cả đồ ăn kiểu Đài Loan, anyway mức độ scale chậm. Mình hay qua cửa hàng chỗ Trần Huy Liệu ăn, thấy mô hình tốt nhưng khá ư là khó scale. GGG cũng từng lấy lại The Coffee Inn và định nhảy vào mảng chuỗi café nhưng hiện giờ The Coffee Inn có vẻ đang tạm ngưng.

Mảng này mình thấy hơi phí vì anh cả GGG có vẻ R&D chậm hơn các “đàn em” ra sau nhưng tạo được concept bùng nổ mạnh như Phê-La hay Mixue… Mảng chuỗi đồ uống GGG khéo kiếm em nào tiềm năng M&A lại mà chạy cho lành… (The Coffee Inn cũng là mua lại nhưng mua lại khi trend đồ uống đá xay đã qua, bị chậm)

3. Lợi thế quy mô: Golden Gate hiện vẫn là chuỗi F&B lớn nhất Việt Nam với hơn 22 thương hiệu và gần 400 nhà hàng tại 45 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu khách hàng mỗi năm và quản lý gần 19.000 nhân viên trên khắp Việt Nam. Covid có vẻ GGG bị “cảm sốt” nhưng những đối thủ bám đuôi thì còn ốm nặng hơn. Túm lại GGG vẫn là độc cô cầu bại trong mảng chuỗi F&B… Số 2 còn cách xa lắm…

4. Mảng Delivery: Mảng này GGG chính ra nên 1 cái FoodHub, R&D ra các sản phẩm chuyên chạy mảng Delivery với các tiêu chí Margin tốt, tốc độ làm nhanh và không tốn thêm công vận hành… Sau đó có thể bán thử nghiệm trên một số điểm của GGG trước khi đẩy bán rộng rãi kết hợp với các nhà hàng khác cũng được => Mô hình xoay sang bán nguyên liệu như Mixue nhưng có R&D test ngon trước khi mở rộng…

Nói phét như mình có vẻ dễ nhưng làm chắc cũng khá khoai sắn vì bộ máy của một ông lớn F&B sẽ khác, mình từng gọi một số món thử nghiệm dạng này khi RedSun cũng thử nghiệm bán trên #FoodApps nhưng sau đó thấy họ ngưng, bài toán tối ưu không dễ với bộ máy lớn

Anyway thấy BCTC ra thì quả thực GGG mãi đỉnh. Ngành FnB coi như đã hồi phục, xem thêm động thái các chuỗi thì sắp tới sẽ bứt tốc trở lại