gdp-1-1656489063.jpg
Ảnh minh họa

Sáng 29/6, Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021.

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%.

Chiều ngược lại, sáu tháng đầu năm cả nước có 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

--------------------------------------------------------------

Dưới đây là trích đoạn bình luận về con số tăng trưởng GDP quý 2/2022 của PGS.TS Phạm Thế Anh, giảng viên tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

GDP quý 2/2022 tăng so với cùng kỳ (Q2/2021) là 7,72%, thật là ngoạn mục. Nhưng điều dưới đây còn kì diệu hơn.

So sánh với một năm trước (cùng kỳ) lâu quá, bà con dễ quên, vậy thử so sánh GDP quý 2 này với quý trước thì sao?

Chênh lệch giữa tốc độ tăng theo giá hiện hành (cột màu xanh) với tốc độ tăng theo giá cố định (cột màu đỏ) chính là tốc độ tăng giá chung của nền kinh tế.

290945273-10160168418317457-9213861156418912106-n-1656490904.jpg
 

Theo dữ liệu cung cấp bởi TCTK thì so với quý trước, GDP theo giá cố định tăng 7,3%, còn GDP theo giá hiện hành tăng ít hơn, chỉ là 7,2%. Điều này có nghĩa là nhìn chung giá cả trong quý 2 thậm chí còn giảm tí ti so với quý 1. Mấy ông bà cứ kêu toáng lên lạm phát lạm phát là nhảm nhí nhé.

Những ngành có tăng trưởng theo giá cố định khá cao nhưng giá cả lại giảm mạnh gồm thủy sản, y tế và lâm nghiệp.

Điện, khí đốt, khai khoáng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận tải, kho bãi cũng là những ngành có giá cả giảm mạnh trong quý 2. Khác xa với những gì bà con thấy được trong thực tế.

Những ngành hồi phục tốt, vừa có tăng trưởng theo giá cố định cao vừa có giá cả tăng nhè nhẹ là xây dựng, giáo dục, công nghiệp chế biến chế tạo.

Đáng chú ý, ngành kinh doanh bất động sản và ngân hàng tài chính là những ngành có tăng trưởng âm hoặc gần như không có tăng trưởng theo cả giá cố định và giá hiện hành. Điều này có thể sẽ được phản ánh qua lợi nhuận sụt giảm của các ngành này trong quý 2.

--------------------------------------------------------------------

Còn đây là Infographic tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê thực hiện:

0001-1656487164.jpg
 
0002-1656487164.jpg
 
0003-1656487164.jpg
 
0004-1656487164.jpg
 
0005-1656487164.jpg