tay-giang-group-3-1684475422.jpeg

Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, thương mại dịch vụ; đầu tư kinh doanh bất động sản và các dự án khu đô thị, khu dân cư; du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử; đầu tư tài chính, quản lý vốn... Hoạt động chính là khai thác quặng sắt.

Trong lĩnh vực khai khoáng, Tập đoàn Tây Giang có nhiều dự án lớn như: Nhà máy điện phân chì kim loại công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 720 tỷ đồng (KCN Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang); nhà máy sản xuất Ferro Mangan và điện giải Mangan Dioxit có tổng vốn đầu tư 578 tỷ đồng (xóm Bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, Cao Bằng)....

tay-giang-group-1-1684475422.jpeg
Dự án đầu tiên của TG Group

Không chỉ sở hữu những dự án hàng trăm tỷ đồng, hệ sinh thái của Tây Giang Group còn đồ sộ hơn với nhiều công ty liên kết, cũng như công ty con như chủ dự án luyện gang và xỉ giàu mangan - Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn); chủ đầu tư Dự án khai thác và chế biến tinh quặng chì kẽm tại - Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn  (mỏ Nà Tùm, thị trấn Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), tổng vốn đầu tư 271 tỷ đồng, tổng công suất đạt được 180.000 tấn/năm….

Năm 2018, sự kiện Công an tỉnh Cao Bằng được tặng xe ô tô trị giá hơn 3,7 tỷ đồng khiến dư luận xôn xao, người tặng chính là Tập đoàn Tây Giang.

Công ty TNHH Tây Giang là tiền thân của Tây Giang Group ngày nay, khi còn là công ty TNHH chức vụ Chủ tịch HĐQT do bà Trần Thị Tuyết đảm nhiệm. Cái tên Tập đoàn Tây Giang được chính thức đổi vào tháng 9/2010, đồng thời chức vụ Chủ tịch của bà Trần Thị Tuyến được ông Phạm Thanh Lâm (SN 1961) thay thế vị trí.

Theo thông tin từ cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, chức danh chủ tịch hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Tây Giang đã được chuyển giao lại cho bà Trần Thị Tuyết. Đến tháng 3/2016, vốn cổ phần của Tây Giang Group có 84% là do bà Trần Thị Tuyết nắm giữ; 10% được ông Phạm Thành Lâm sở hữu.

tay-giang-group-1684475459.png
Bà Trần Thị Tuyết, thứ 2 từ trái sang

Tháng 6/2016, bà Tuyết cũng được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG). Đến năm 2018, dự án đầu tư khai thác khoáng sản đã được 3 tập đoàn lớn hợp tác bao gồm Tây Giang Group, Quốc Cường Gia Lai và Công ty cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành.

Ngoài ra, theo thông tin được biết Tây Giang Group và bà Trần Thị Tuyết cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Chế biến Khoáng sản Việt (VMPCO), cả ông và bà Tuyết cũng là Thành viên HĐQT. VMPCO với vốn đăng ký 500 tỷ đồng được thành lập ngày 25/4/2012.

Những năm gần đây, các lĩnh vực như đầu tư tài chính, tư vấn hay bất động sản cũng đang có sức hút lớn đối với Tây Giang Group, Tập đoàn đã tạo ra bước tiến mới bằng việc lấn sân sang những lĩnh vực này. Dự án Khách sạn Pác Bó tại TP Cao Bằng được Tây Giang Group cùng CTCP xây lắp điện I (PCC1) hợp tác, với tổng vốn đầu tư tới 700 tỷ đồng. Đây cũng là dự án bất động sản đầu tiên của Tây Giang Group.

tay-giang-group-1684475422.jpeg

Tập đoàn Tây Giang (công ty mẹ) trong 3 năm qua (2017 - 2019) liên tục ghi nhận lỗ, cộng thêm nhiều năm ăn mòn vốn chủ sở hữu. Kết quả, Tập đoàn Tây Giang (công ty mẹ) năm 2019 ghi nhận doanh thu thuần chỉ 2,3 tỷ đồng nhưng lỗ ròng tới 102,9 tỷ đồng (cao hơn mức lỗ 102,2 tỷ đồng của năm 2018).

Vốn chủ sở hữu của Tây Giang Group năm 2016 đạt 1.044,6 tỷ đồng, đến năm 2019 đã giảm xuống chỉ còn 772,8 tỷ đồng. Không chỉ công ty mẹ mà hầu hết các đơn vị trong hệ sinh thái Tây Giang đều ghi nhận lỗ ròng trong năm 2019. Kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc nhiều nhà máy của nhóm công ty này phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động.