Thời gian gần đây, có nhiều thông tin Tập đoàn Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu thủ tướng Chính phủ với 2 nội dung khó khăn về doanh thu và nguy cơ thiết bị đường dây 500kV sẽ hư hỏng.

Cụ thể về đơn kêu cứu này được nhiều báo đài đưa tin như sự thật phía sau liệu Trung Nam đúng hay cơ chế chưa thông thoáng!?

Nội dung đầu tiên liên quan đến doanh thu của tập đoàn này, Trung Nam đưa ra thông tin rằng đã phát trên điện lưới với công suất 172 MW từ 1/10/2020 đến ngày 31/8/2022, tương đương khoảng 687 triệu kWh nhưng chưa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán.

Mặc dù đã có đề nghị thanh toán chỉ 40% giá khung nhưng vẫn chưa có được phản hồi từ điện lực.

Thêm vào đó, Trung Nam có một dự án ở ba xã là Phước Minh, Nhị Hà và Phước Ninh thuộc huyện Thuận Nam. Nhưng lạ thay, giấy phép hoạt động điện lực cấp cho nhà máy này chỉ thể hiện ở xã Phước Minh. Lý do đó, nên EVN chỉ thanh toán một phần doanh thu phát điện tương ứng phần diện tích nhà máy thuộc địa bàn xã Phước Minh.

Còn về dự án trạm biến áp, đường dây 500kV và điện mặt trời của Trung Nam. Thông tin về đường dây 500kV Thuận Nam đã đưa vào vận hành gần 4 năm, các thiết bị hoạt động liên tục rất có thể xảy ra hư hỏng. Trung Nam cho rằng đường dây này không chỉ phục vụ cho Trung Nam mà còn nhiều nhà máy khác.

Còn phía EVN có phúc đáp rằng: Khi dự án chưa đầy đủ về mặt pháp lý, chưa có cấp giấy phép hoạt động điện lực thì EVN chỉ ghi nhận sản lượng mà không thể thanh toán.

Đường dây 500kv cũng vậy, Trung Nam có quyền thu phí truyền tải của đối tác để thực hiện bảo trì, bảo dưỡng. Đường dây truyền tải này là tài sản thuộc Trung Nam quản lý vận hành thì đơn vị phải chịu trách nhiệm, EVN không thể can thiệp.

tai-sao-trung-nam-keu-cuu-den-thu-tuong-1714356863.jpg

Những khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, nhưng phía sau đó là cả một rừng “dây mơ rễ má” về quy định và pháp luật hiện hành.

Nếu Trung Nam làm đúng với pháp luật thì chắc chắn Thủ Tướng sẽ vào cuộc và các bộ ban ngành sẽ có câu trả lời thỏa đoán giữa EVN và Trung Nam.

Trước đây, Trung Nam cũng đã bị Thanh Tra Chính Phủ điểm tên vì không đủ năng lực để thực hiện hàng loạt dự án liên quan. Nhưng đến nay những vướng mắc về nhà máy sản xuất điện của Trung Nam vẫn mịt mờ tương lai.

Vào đầu năm 2024, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định cưỡng chế hóa đơn, là do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam đã nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế là 27,5 tỉ đồng.