Vào ngày 26 tháng 6 năm 1996, với sứ mệnh kết nối liên lạc toàn quốc công ty được ra đời với tên gọi Công ty GPC (GSM - Paging - Cardphone).

Năm 1997, Công ty dịch vụ Viễn thông Việt Nam - VinaPhone chính thức đăng ký thương hiệu, mở rộng thêm 3 chi nhánh VinaPhone 1, 2, 3. Đến năm 1999, mạng di động đầu tiên phủ sóng 100% các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2003, khi Việt Nam gia nhập WTO logo được đổi thành VinaPhone.

tai-san-gan-10-nghin-ty-dung-thu-29-tren-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-vinaphone-da-hinh-thanh-ra-sao-1686067681.jpeg

Cuối năm 2008, VinaPhone là mạng di động thứ ba tại Việt Nam chiếm 20% thị phần thông tin di động (sau MobiFone với 41%, Viettel với 34%). Theo thông tin được tìm hiểu, VinaPhone là mạng di động của cán bộ nhà nước có lượng khách hàng thuộc nhóm này lớn. Đến tháng 11/1999, trở thành mạng di động đầu tiên triển khai gói dịch vụ trả trước. Năm 2006, VinaPhone phủ sóng 100% huyện, thị xã và hải đảo của cả nước.

Năm 2009, mạng 3G lần đầu tiên do nhà mạng VinaPhone khai trương. Đến tháng 11 năm 2009, Vinaphone trở thành nhà khai thác đầu tiên tham gia liên minh di động toàn cầu Conexus. Cuối năm 2012, VinaPhone là nhà mạng di động đứng thứ hai tại Việt Nam, chiếm 30,07% thị phần (sau Viettel 40,67%, trước MobiFone 17,9%). Đến ngày 11/8/2015, Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT - VinaPhone chính thức ra mắt với mục tiêu phát triển VNPT lên vị trí số 1 trên thị trường viễn thông và CNTT tại Việt Nam.

Năm 2015, mạng 4G lần đầu tiên do nhà mạng VinaPhone khai trương. Năm 2018, VinaPhone trở thành nhà mạng đứng thứ 2 tại Việt Nam chiếm 21% thị phần di động (sau Viettel chiếm 60% và MobiFone chiếm 18%). Đến ngày 15/9/2018, tất cả thuê bao 11 số của VinaPhone sẽ được chuyển đổi về 10 số dạng 08x. Năm 2020, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm 5G.

tai-san-gan-10-nghin-ty-dung-thu-29-tren-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-vinaphone-da-hinh-thanh-ra-sao-1686067901.png
Vinaphone được đứng thứ 29, theo Bảng xếp hạng VNR500 

Khoảng 16h ngày 3/2/2023, VinaPhone đã xảy ra sự cố khiến hàng loạt thuê bao tại nhiều khu vực đồng loạt mất sóng, mất liên lạc và không sử dụng được 3G/4G. Vài giờ sau khi mất tín hiệu kéo dài, nhà mạng VinaPhone đã đưa ra lời xin lỗi khách hàng.

Năm 2021, kết quả kinh doanh đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam công bố với doanh thu tăng nhẹ so với năm 2020 (năm 2020 đạt 50.000 tỷ đồng), đạt 51.272 tỷ đồng, nhưng kết quả lợi nhuận sau thuế giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5.055 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2021 tổng giá trị tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn của VNPT tăng mạnh so với mức gần 44.000 tỷ đồng hồi đầu năm, đạt hơn 50.200 tỷ đồng. Năm 2021, tập đoàn này cho biết đã nộp ngân sách nhà nước 5.408 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch.

Trong năm 2021, VNPT sẽ tập trung phát triển hạ tầng, trong đó tăng 23% dung lượng kết nối internet quốc tế; hệ thống trung tâm dữ liệu mở rộng năng lực tính toán/lưu trữ tăng 25% so với cuối năm 2020; thử nghiệm thương mại 5G.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt, giữ vững thị phần dẫn đầu về thuê bao băng rộng cố định; dịch vụ hạ tầng CNTT tăng 26,6%, chính quyền số tăng 118,7%, giáo dục số tăng 15,8%. Một trong những đơn vị đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của VNPT là Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) - đơn vị kinh doanh chủ lực và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của Tập đoàn VNPT.

Năm 2021, VinaPhone ghi nhận mức doanh thu 41.500 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Kể từ năm 2016, đơn vị này luôn đạt mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức xấp xỉ 40.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 1.398 tỷ đồng và là mức cao nhất công ty trong 7 năm trở lại đây.

Tính đến cuối năm 2021, Vinaphone có tổng tài sản là 9.773 tỷ đồng. Phần lớn tài sản tập trung ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Tính đến cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của Vinaphone là 3.320 tỷ đồng, nợ phải trả là 6.454 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2015 là năm Tập đoàn VNPT tập trung tái cơ cấu với việc thành lập và đưa vào hoạt động các công ty 100% vốn Tập đoàn như VNPT VinaPhone, VNPT Media, VNPT Net. Sau tái cơ cấu, VinaPhone đã nhanh chóng vươn từ vị trí thứ 3 lên thứ 2 trên thị trường viễn thông di động. Có thể thấy, kể từ năm 2016 cho thấy sự bứt phá và tăng trưởng rõ rệt về doanh thu và lợi nhuận của Vinaphone. 

tai-san-gan-10-nghin-ty-dung-thu-29-tren-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-vinaphone-da-hinh-thanh-ra-sao-1-1686067908.jpeg

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, tổng doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 55.209 tỷ đồng, đạt 97,5% kế hoạch. Lợi nhuận đạt 6,629 tỷ đồng, đạt 104,6% kế hoạch. Thông tin này được đưa ra trong Hội nghị triển khai Kế hoạch 2023 của Tập đoàn VNPT tổ chức ngày 22/12. Như vậy, năm 2022, Tập đoàn VNPT sẽ nộp ngân sách nhà nước 5.228 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đạt 9,35%.

Doanh thu dịch vụ băng rộng duy trì tốc độ tăng trưởng 6% vào năm 2022, giữ vững thị phần số 1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ truyền hình trả tiền trên 20%, duy trì liên tục trong 3 năm 2020 - 2022 và chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Doanh thu một số nhóm dịch vụ số ghi nhận mức tăng tích cực so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ghi nhận mức tăng mạnh ở các nhóm dịch vụ: tăng 57% đối với nhóm hạ tầng số; nhóm giáo dục số tăng 74%; nhóm quản trị doanh nghiệp tăng 68% (theo số liệu của baochinhphu ngày 22/12/2022). Đặc biệt, dịch vụ 5G đã được VNPT mở rộng thử nghiệm thương mại tại nhiều tỉnh, thành phố. Dung lượng kết nối internet quốc tế tăng 20%.