- Gói kích thích này đang được trình lên chính phủ để phê duyệt sau nhiều tháng thảo luận chứ chưa được thông qua

- Thời gian giải ngân: Giải ngân trong nhiều năm chứ không phải một lúc.

- Quy mô: 800.000 tỷ ( 35 tỷ $) tương đương 11% GDP Việt Nam năm 2020.

Tính đến hiện tại các gói kích thích kinh tế của Việt Nam sau dịch Covid chỉ chiếm 2% GDP. Trong khi Trung Quốc bằng 15% GDP; ở Mỹ bằng 23% GDP; ở Nhật bằng 59% GDP; ở Đức bằng 26% GDP; ở Anh bằng 21,2% GDP; ở Hàn Quốc bằng 15,5% GDP; ở Úc bằng 17,9% GDP.

fb-img-1635348140549-1635348319.jpg

Nếu gói này được thông qua sẽ đẩy quy mô các gói kích thích hậu covid của Việt Nam lên 13% GDP 2020.

fb-img-1635348134562-1635348318.jpg

Nếu so sánh với gói kích thích kinh tế trị giá 8 tỷ $ để lại nhiều hậu quả năm 2009 thì gói lần này có quy mô gấp 4.3 lần.

Tuy nhiên nếu so sánh với quy mô GDP ở cùng thời điểm thì gói hỗ trợ sau đại suy thoái 2008 chiếm 8% GDP 2008 còn gói này nếu được thông qua sẽ khoảng 11% GDP 2020. 

- Nguồn huy động:

o Nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của CP

  Nguồn này đang gặp nhiều khó khan do cả năm 2020 thu không đủ bù chi vì tác động của Covid

o Nguồn phát hành trái phiếu CP: 

 Đây có thể coi là nguồn sáng sủa nhất vì lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên trần nợ công cho giai đoạn 2021 – 2025 đang được khống chế ở mức 60%. Trong khi nợ công / GDP của chúng ta đã hơn 55%. Tức là dư địa để vay nợ sẽ chỉ còn khoảng 5% GDP nữa mà thôi. 

Giả sử 100% gói 800.000 tỷ này được huy động từ nguồn vay nợ thì sẽ nâng tỷ lệ nợ công/ GDP lên mức 66% ( Vượt 6% so với quy định hiện nay ) Do vậy xác suất cao chính phủ sẽ phải có biện pháp nâng trần nợ công để mở đường cho các gói kích thích.

o Nguồn vay nợ và viện trợ từ WB, ADB, IMF

 Nguồn này cũng bị hạn chế bởi quy mô các khoản vay không nhiều và thường đi kèm với các điều khoản bắt buộc.

- Tác động đến nền kinh tế và thị trường tài chính:

o Gói kích thích kinh tế này theo quan điểm của mình sẽ chỉ thông qua được một phần chứ không phải toàn bộ vì nó khá lớn và còn phải cân nhắc trần nợ công.

fb-img-1635348138115-1635348318.jpg

o Chính phủ đang rất dè dặt trong việc sử dụng các gói kích thích kinh tế vì bài học từ gói 8 tỷ $ năm 2009 vẫn còn dai dẳng đến hiện tại. Những động thái gần đây cũng thể hiện điều đó khi chính phủ cũng chỉ đưa test những gói hỗ trợ kinh tế thông qua cấp bù lãi suất với quy mô khiêm tốn. 

Do vậy khả năng sẽ có nhiều cách làm mới để luồng vốn được chảy vào đúng đối tượng thay vì tạo ra bong bóng chứng khoán bất động sản như 2010.

o Các doanh nghiệp sản xuất và BĐS vẫn là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ những gói kích thích này.

o Nếu thông qua gói kích thích này chắc chắn Chính phủ sẽ mạnh tay hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư công để làm đầu tầu kéo các thành phần khác trong nền kinh tế khác đi theo. Qua đó thúc đẩy GDP với mục tiêu tăng them 1% tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2025.

o Đương nhiên lịch sử cũng đã chứng minh cứ mỗi khi có những gói kích thích kinh tế, thị trường tài chính chứng khoán sẽ tiếp tục rực rỡ và thăng hoa.

Một vài nhận định về gói kích thích khổng lồ đang được trình chính phủ phê duyệt làm xôn xao dư luận hôm nay.

Ace hôm nay lồi mồm chưa ^^