Đến giờ, có ba điều mà mình rất nể phục về Sơn Tùng. Một là việc Sơn Tùng đi lên từ đúng nghĩa cái gọi là “hai bàn tay trắng”. Hai là việc Sơn Tùng, dường như là ca sĩ đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam, khiến cho thế giới chú ý ít nhiều hơn đến nền âm nhạc non trẻ Việt Nam. Nếu bạn từng đi ra nước ngoài và vô tình thấy một bản nhạc Việt Nam, sẽ là một cảm xúc rất đặc biệt.

Và điều thứ ba, cũng là điều mà không nhiều nghệ sĩ Việt Nam làm được, đó là Sơn Tùng có những chia sẻ thẳng thắn về tình yêu Tổ Quốc, thông qua việc chia sẻ bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam, chúc mừng sinh nhật Bác Hồ, chúc mừng Quốc Khánh.. Tại dòng trạng thái tổng kết năm cũ và chúc mừng năm mới được đăng tải vào ngày 12/02 vừa qua, điều đầu tiên mà Sơn Tùng nhắc đến, không phải là những thành công đạt được, mà là những lời bày tỏ sự biết ơn đến đội ngũ chống dịch, các y bác sĩ... Ngoài Sơn Tùng, thì lướt qua một vòng các nghệ sĩ, thì có thêm Đen Vâu và Hà Anh Tuấn là có những lời như vậy.

Nhưng, không thể dựa vào những điều trên, mà bênh vực Sơn Tùng về những câu chuyện bê bối gần đây. Lòng yêu nước xứng đáng được khen ngợi và tôn vinh, nhưng không thể được dùng để đem ra bào chữa cho những điều chưa đúng được.

Sơn Tùng M-TP bất ngờ "thả thính" ca khúc mới | VTV.VNNếu ở làng giải trí Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, khi “gà nhà” gặp những bê bối liên quan đến đời tư, sự nghiệp, phát ngôn… thì gần như ngay lập tức, đơn vị chủ quản cần phải đưa ra những phát ngôn, có thể nhằm bảo vệ “gà nhà”, trấn an dư luận, hoặc tỏ thiện chí sẽ vào cuộc làm rõ các vấn đề. Nếu “gà nhà” sai, thì các công ty không được phép mù quáng bênh mà bất chấp phản ứng của người hâm mộ hoặc pháp luật được. Một ví dụ cụ thể, Faker - tuyển thủ LMHT xuất sắc nhất lịch sử, từng bị người hâm mộ chỉ trích nặng nề thì ngay sau đó, đội tuyển SKT - và giờ là T1, phải đăng tải những bài viết nhắm vào việc bảo vệ Faker và không loại trừ việc sử dụng đến pháp luật can thiệp.

Tháng 8/2019, nghệ sĩ thần tượng Hàn Quốc Kang Daniel bị “khui” ra tin đồn hẹn hò với nữ ca sĩ Jihyo của nhóm nhạc Twice. Chỉ mất vài tiếng, công ty do chính Kang Daniel làm CEO đã xác nhận chuyện hẹn hò của chính nam thần tượng này. Cần biết rằng, vào thời điểm đó, Kang Daniel đang là một trong những nam nghệ sĩ thần tượng nổi nổi tiếng nhất Hàn Quốc, có khá đông người hâm mộ phản đối, nhưng cũng có rất nhiều người đồng ý và chúc phúc.

Quay lại câu chuyện của Sơn Tùng, mặc dù Tùng chưa từng lên tiếng xác nhận về câu chuyện tình yêu của mình trong quá khứ, nhưng “gà nhà” đang bị liên lụy và phần đông cư dân mạng đang có nhiều chỉ trích, từ chuyện hẹn hò đến chuyện lộ ảnh nhạy cảm. Với tư cách là một nhà quản lý, Tùng cần phải lên tiếng. Thậm chí, những câu nói lên tiếng “chung chung” như: “Chúng tôi sẽ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp” hoặc “Lên án động thái tấn công vô căn cứ nhắm vào nghệ sĩ do chúng tôi quản lý”, cũng không hề có. Việc để “gà nhà” phải đối diện với nhiều luồng tin bất lợi, trong khi “gà nhà” vốn là một người chưa có nhiều kinh nghiệm dấn thân vào làng giải trí, thì xem ra, Sơn Tùng chưa chuyên nghiệp và thực sự thiếu trách nhiệm.

Fan tự hào khi tên Sơn Tùng tỏa sáng trên tòa nhà cao nhất Đông Nam Á - Yeah1 Music

“Vì anh ấy yêu nước, nên anh ấy xứng đáng được bênh vực, chuyện “đạo nhạc” chỉ là do chưa kịp mua nhạc” - Điều này không đúng. Trước đây, một số người Hàn Quốc tràn vào những MV của Sơn Tùng để xúc phạm cá nhân Sơn Tùng và hình ảnh Việt Nam, Sơn Tùng đã được người hâm mộ Việt Nam bênh vực. Nhưng trong bê bối gần đây, lần đầu tiên, Sơn Tùng bị Youtube "chỉ đích danh", MV “Chúng ta của hiện tại” đã bị ẩn do vi phạm tranh chấp về bản quyền với nhà sản xuất GC.

Việt Nam luôn là một “điểm đen” về vấn đề bản quyền. Cần phải thẳng thắn rằng, phần lớn chúng ta đang “nhập lậu” hoặc “dùng chùa” những phần mềm, phim ảnh, từ bên ngoài… So với trong khu vực, chúng ta tiếp cận Netflix, Disney Plus, HBO Max, Spotify, Apple Music, Youtube Premium… chậm hơn nhiều. Và khi họ vào rồi, thì nạn ăn cắp thông tin, xài tài khoản dùng thử… cũng khiến các đơn vị nước ngoài khá là ngao ngán. Nhưng, không thể lấy lý do: “Ai cũng xài chùa” để bao biện cho một hành vi xâm phạm tác quyền được, không được lấy cái lỗi sai của người khác để minh oan cho một lỗi sai khác được, đặc biệt là với một ca sĩ hàng đầu của làng nhạc Việt.

Sơn Tùng M-TP thay đổi chiến lược, kế hoạch 2020 có hoàn thành? - Giải tríMV “Chúng ta của hiện tại” được đăng trên kênh chính thức của Sơn Tùng M-TP, được ca sĩ thể hiện và ghi rõ “Official Music Video”, và với tư cách lãnh đạo công ty chủ quản, Sơn Tùng M-TP phải là người chịu trách nhiệm cao nhất với vụ việc lần này, chứ khó mà đổ tại nhà sản xuất âm nhạc hay một người nào đó được.

Nhiều người hâm mộ Sơn Tùng dường như hành động không được khôn ngoan, họ cho rằng nhà sản xuất GC đã “hại” Sơn Tùng M-TP, nhiều người còn tấn công các trang Youtube, Instagram của nhà sản xuất này, khiến anh chàng phải lên tiếng khá hằn học và bực tức. Với GC, việc khiếu nại lên Youtube chính là thực thi luật bản quyền, bảo vệ công sức sáng tạo, tạo ra sân chơi công bằng giữa các nghệ sĩ. Với Sơn Tùng M-TP, phải có trách nhiệm làm rõ những vấn đề khiếu nại, mua bản quyền và thông báo đến người người nghe nhạc. Tại sao lại ủng hộ Sơn Tùng M-TP bằng cách tấn công một người yếu thế hơn, lại đúng đắn hơn trong trường hợp này? Đây không phải là thần tượng, đây là mù quáng.

Yêu nước, có công đưa nhạc Việt ra nước ngoài, được tung hô là đúng. Nhưng thiếu chuyên nghiệp trong công việc và “đạo nhạc” từ nhà sản xuất nước ngoài, thì bênh làm sao được?

Người ta chờ đợi một phát ngôn chính thức từ Sơn Tùng M-TP xung quanh những sự việc đã diễn ra, người hâm mộ thì cần một chỗ dựa và niềm tin, những người khác thì muốn câu chuyện có một cái kết rõ ràng, chứ không lửng lơ như thời gian qua. Đâu có thể “im lặng là vàng" mãi được, phải không, Sơn Tùng M-TP?

Theo Tifosi