Từ những năm 2005, thị trường FnB Việt nam xuất hiện một cái tên mới toanh: Golden Gate là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi FnB tại Việt Nam. Sự thành công của Thương hiệu này đã trở thành động lực, nguồn hứng khởi cho rất nhiều Doanh nghiệp ngành FnB mong muốn đầu tư về hệ thống chuỗi hiện nay.
Với chuỗi nhà hàng lẩu nấm đầu tiên mang tên Ashima ban đầu, giờ đây Golden Gate hiện sở hữu hơn 21 thương hiệu ( lẩu băng chuyền Kichi – Kichi, nhà hàng bia Vuvuzela, nhà hàng lẩu nấm Ashima, nhà hàng Buffet Nhật iSushi, nhà hàng Mỹ Cowboy Jack’s…) cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 45 tỉnh thành, phục vụ 17 triệu lượt khách hàng năm. Với mức doanh thu hơn ngàn tỷ , luôn là sự mơ ước của dân làm FnB. Bên cạnh đó, quy mô tài sản gần 1.200 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ là 62,8 tỷ đồng. Những con số nói lên kỳ tích của một doanh nghiệp FnB tiên phong áp dụng mô hình chuỗi tại Việt Nam.
Vậy, Golden Gate của ai?
Nói đến sự phát triển lớn mạnh của Golden Gate phải kể tới người “thuyền trưởng” Đào Thế Vinh (SN 1972), 1 trong 5 cổ đông sáng lập, hiện đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của công ty này.
Tương tự, các cổ đông sáng lập khác là ông Trần Việt Trung (Thành viên HĐQT) và ông Nguyễn Xuân Tường (Phó Tổng Giám đốc).
Phần lớn cổ phần của Golden Gate do 2 tổ chức nắm giữ là: CTCP Golden Gate Partners (nắm giữ 44,22%) và Prosperity Food Concepts Pte Ltd (nắm giữ 37,92%). Phần còn lại do các cổ đông nhỏ lẻ khác sở hữu.
( CTCP Golden Gate Partners thành lập từ tháng 6/2014, vốn có nhiều mối liên hệ với nhóm cổ đông sáng lập Golden Gate, hiện do ông Trần Việt Trung (SN 1963) đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.Trong khi đó, Prosperity Food Concepts Pte Ltd được thành lập tại Singapore (8 Marina Boulevard , #05-02 Marina Bay Financial Centre), là nhà đầu tư đã “thế chân” Yellow Star Investment 1 Pte. Ltd và gom thêm cổ phiếu phổ thông của Golden Gate từ 3 cổ đông sáng lập nêu trên, để sở hữu hơn 2,89 triệu cổ phiếu (tương đương 37,92% vốn điều lệ) của Golden Gate).
Với số vốn ban đầu chỉ hơn 60 tỉ, với tầm nhìn xa, họ đã thoát ra khỏi cái tư duy Quản trị cá trị cá nhân, chọn quyết sách là phải Quản trị bằng hệ thống, việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư ( chấp nhận việc chia sẻ cổ phần) từ những ngày đầu, dùng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp khôn ngoan, để rồi gặt hái thành công to lớn chỉ với 15 năm hoạt động.
Vậy điều gì làm nên “thành công khủng” của “đế chế” này.
Với một hệ thống chiến lược bài bản, trước khi tung ra thị trường 1 concepts mới, họ luôn bắt đầu bằng việc NGHIÊN CỨU & ƯỚC LƯỢNG dung lượng thị trường. Quan sát, cảm nhận về những concepts sẵn có chính tại nơi tạo ra concepts đó, từ món ăn, không gian bày trí, cách thức phục vụ… Sau đó sẽ tiến hành R&D để cho ra phiên bản các mô hình phù hợp với thị trường tại Việt nam, săn tìm nguồn nhân lực đủ khả năng để thực hiện. Sau khi đã Final Concepts được thông qua, kế hoạch cụ thể sẽ được tiến hành dựa vào Master Plan .
Những thương hiệu được Golden Gate tạo ra “sống được” và “sống tốt” với thị trường là nhờ vào việc theo đuổi cả hai chiến lược: tạo trào lưu mới (ngắn hạn) và xây dựng hệ thống bền vững (dài hạn). Ví dụ như Kichi – Kichi, khi mới ra đời, chuỗi nhà hàng này thu hút thực khách bằng yếu tố mới lạ thông qua hình thức Lẫu băng chuyền, nhưng giờ đây yếu tố giúp thương hiệu đã giữ chân khách hàng. Hoặc như cái tên Vuvuzela đã tạo sóng cho trào lưu đầu concepts " Beer Club" bùng nổ trong một thời gian dài...
Các thương hiệu của Golden Gate
Trong ngành FnB, với những thương hiệu khi đã đủ độ lớn, việc chọn địa điểm kinh doanh trong các trung tâm thương mại sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. "Good location" luôn là yếu tố cốt lõi cho sự thành công cho chuỗi FnB, nên việc Golden Gate luôn hiện diện trong các trung tâm thương mại là điều dễ hiểu.
Vai trò của CEO và Cố vấn chiến lược là vô cùng quang trọng cho việc phát triển và vận hành các chuỗi với qui mô lớn. Golden Gate cũng vậy, họ chỉ thực sự bật lên khi nhận được số vốn đầu tư 2,6 triệu USD từ Mekong Capital. Chính quỹ đầu tư này đã hỗ trợ mời cựu CEO chuỗi nhà hàng KFC tại khu vực châu Á về làm cố vấn cho Golden Gate. Nhờ đó, hoạt động của chuỗi cung ứng được củng cố, tối ưu chi phí đáng kể cho nguyên liệu đầu vào...
Chad Ovel – TGĐ Mekong Capital cho biết: “Chìa khóa giúp Golden Gate thành công chính là nhờ vào việc tiếp cận với những người có kinh nghiệm trên thế giới. Chúng tôi đã tạo cơ hội, điều kiện để những nhà quản lý của Golden Gate đi khắp nơi, được gặp gỡ, tiếp xúc với những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nhà hàng, từ đó giúp họ mở ta những định hướng hoàn toàn mới để phát triển việc kinh doanh của công ty.” Điều này cho thấy việc thu hút nhân tài, kiến tạo nên nguồn nhân lực mạnh đã tạo nên nền móng vững chắc của mọi doanh nghiệp. Mà đặc biệt là Ngành FnB, với đặc thù là thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào Con người.
Với chiến lược tập trung vào Quản trị hệ thống, Golden Gate được một quy trình tạo ra những mô hình nhà hàng vô cùng bài bản và chuyên nghiệp. Theo đó, trước khi cho ra đời một thương hiệu mới, công ty này tiến hành nghiên cứu thị trường bằng 2 phương pháp là chính thống và không chính thống.
Cùng với chiến lược "kinh doanh cảm xúc của khách hàng", Golden Gate đi tắt đón đầu các xu hướng trải nghiệm ẩm thực tại hầu hết các phân khúc. Ban đầu từ lẩu nấm Ashima (sản phẩm sức khỏe cho khách hàng trung, thượng lưu), lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), lẩu nướng đón đầu xu hướng các món ăn Hàn Quốc (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack's), dimsum (nhận nhượng quyền Crystal Jade), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, citybeer)...
Nhờ việc mở rộng chuỗi, doanh thu của Golden Gate trong 10 năm qua đã tăng gần 100 lần, đạt 4.000 tỷ đồng , tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 10 năm qua đạt 58,5%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 10 năm qua đạt 42,1%/năm...
• Tính đến cuối năm 2019, hệ thống của Golden Gate có hơn 20 thương hiệu, với 300 nhà hàng trên cả nước và gần 13.100 nhân viên. Trong năm ngoái, Golden Gate chỉ mở thêm 1 thương hiệu mới là Hutong Seafood chuyên lẩu hải sản kiểu Trung Hoa (một thương hiệu phái sinh từ lẩu Hutong đã ra mắt năm 2015).
• Có thể nhận thấy, sau một thời gian khá dài phát triển mạnh mẽ liên tục và đạt đến quy mô lớn, đại gia sở hữu chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn để tìm động lực tăng trưởng tiếp theo, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các thương hiệu mới.
• 2020 chính là năm buồn chung của ngành FnB, nhưng với hệ thống này sự tăng trưởng chỉ tạm thời chựng lại, kết thúc dịch bệnh họ lại tiếp tục tăng tốc, ngôi Vương vẫn thuộc về họ.
Kết: Sự thành công của Thương hiệu này đã trở thành động lực, nguồn hứng khởi cho rất nhiều Doanh nghiệp ngành FnB mong muốn đầu tư về hệ thống chuỗi hiện nay.
2021 - thời của chuỗi hệ thống tới rồi đó các bạn, xách cặp lên mà đi học để mong một ngày bằng vai - phải lứa với người ta.
Ai quan tâm về các " bí mật" về Tài chính doanh nghiệp thì phải tìm thầy Lâm Minh Chánh , Mô hình Kinh doanh Cạnh tranh thì tìm thầy Lam Binh Bao, Quản trị Doanh Nghiệp thì Thầy Lê Minh Mẫn , Thầy Viet Bang Tran ... Riêng về QUẢN TRỊ - VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHUỖI FnB thì cứ tới tìm tui, hứa không dấu bài😃
Đầu tư chuỗi, khác xa với các mô hình đơn lẻ. Không phải mới có dăm quán là tiến hành lên chuỗi được đâu nha. Vận hệ thống nó khác vận hành đơn lẻ dữ lắm.
Bài viết có sử dụng thêm tư liệu nguồn:
- Lãi khủng như Golden Gate - “ông trùm” của chuỗi Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi-Kichi, Gogi House - Trang VietTimes
- Sự thành công của chuỗi thương hiệu Golden Gate - Trang hrchannels.com
- Golden Gate chững lại sau nhiều năm tăng trưởng nóng liên tục - Trang Brandsvietnam.com
Xem Series bài:
Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 1. Góc nhìn từ Nghề
Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 2: Ẩm – Thực là gì?
Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 3: Các thời kỳ tiêu biểu của Ẩm thực Việt nam hiện đại
Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 9: Sự xuất hiện của Karaoke
Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 10: Những gã tí hon yêu cafe làm nên việc lớn
Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 11: Trịnh Lai - Gã khai hoang tầm cỡ thế giới