Share Buyback là thông tin tích cực cho các nhà đầu tư nó sẽ mang lại lợi nhuận và đột biến về giá cho cổ phiếu vì thế cổ phiếu chứng kiến một sự tăng trưởng ngắn hạn khi công ty công bố dự định mua cổ phiếu của mình. Vậy mua cổ phiếu quỹ là gì ? Ưu nhược điểm như thế nào ? Áp dụng như thế nào?
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay Vinamilk(VNM) chốt 113.900đ/cổ phiếu tăng 5% và khối ngoại húc đầu mua ròng đáng kể sau chuỗi bán ròng… tính từ lúc có tin đồn VNM mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ cho đến hôm nay ngày chính thức được UBCK chấp nhận yêu cầu mua thì VNM tăng 15%... sau khoảng nửa tháng (chưa tính hồi tháng 3 và 4). Mình nói vui mình VNM hôm nay cân nửa thị trường.
Trong bão Covid-19, khi thị trường giảm sâu, trên thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện làn sóng mua cổ phiếu quỹ. Liên tục 2 tháng qua có một “làn sóng” rất nhiều các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán phát đi các thông điệp mua lại cổ phiếu nổi tiếng như Vinamilk(VNM), Hòa Bình (Mã chứng khoán HBC), địa ốc Novaland (NVL), Cơ điện lạnh REE, tập đoàn PAN, ngân hàng VPB, Công ty cổ phần Gemadept, Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam, Thực phẩm Sao Ta…. Tính ra hơn 50 doanh nghiệp lớn mua cổ phiếu quỹ khủng nhất theo mình là Vinamilk và VPB. (Cô Liên Vinamilk hay Anh Vinh VPB cao thủ về đầu tư nên mình không ngạc nhiên động thái mua cổ phiếu quỹ)
+ Vinamilk đã đăng ký mua vào 17,5 triệu cổ phiếu (tương đương 1% vốn điều lệ) để làm cổ phiếu quỹ. Ước tính với mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu đang giao dịch trong hôm nay, số tiền cần bỏ ra lên tới 1.925 tỷ đồng. Thời gian dự kiến giao dịch sẽ từ 21/5/2020 đến 20/6/2020. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc theo giao dịch thỏa thuận.
+ VPBank công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Theo đó, ngân hàng này dự kiến mua tối đa 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ (gần 122 triệu cổ phiếu). VPBank cần chi ra khoảng 2.780 tỷ đồng để mua hết lượng cổ phiếu trên theo giá chứng khoán hiện tại và trước đóa tháng 10/2019 khi giá chứng khoán xuống sâu VPB đã mua 50 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 2% vốn…
Mua cổ phiếu quỹ là gì ??? Ưu nhược điểm như thế nào ??? Áp dụng như thế nào mình phân tích dưới đây.
Định nghĩa ngắn gọn:
Mua lại cổ phiếu (share repurchase/buyback) là việc công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty đó đã phát hành trước đó. Cổ phiếu được mua lại gọi là cổ phiếu quỹ (treasury shares). Việc mua lại cổ phiếu (quỹ) sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm tăng EPS và thường làm tăng giá cổ phiếu.
Có 3 dạng mua lại cổ phiếu:
(1)- Công ty đủ tiền mặt phân phối cho cổ đông và công ty phân phối lượng tiền mặt này thông qua mua cổ phiếu thay trả cổ tức (điển hình Vinamilk với 15.000 tỷ tiền mặt)
(2)- Công ty cho rằng cơ cấu vốn của mình quá nghiêng về vốn cổ phần và sau đó công ty tăng thêm vốn vay và sử dụng khoản tăng thêm để mua lại cổ phiếu của mình.
(3)- Công ty phát hành hơp đồng quyền chọn cho nhân viên và sau đó công ty sử dụng hình thức mua lại trên thị trường mở để có lượng cổ phiếu cần thiết khi các hợp đồng quyền chọn đáo hạn.
A-Ưu điểm hay Nguyên nhân công ty Mua lại cổ phiếu Quỹ. Tại sao công ty chọn mua cổ phiếu thay vì cổ tức tiền mặt???
+ Cổ phiếu bị định giá quá thấp (Undervaluation)
Khỏi nói thời gian qua dưới triều đại Cô Vy thị giá cổ phiếu hầu hết công ty niêm yết đều giảm khá sâu. Ban quản trị công ty nghĩ rằng giá cổ phiếu công ty đang bị định thấp. Việc tuyên bố được các nhà đầu tư coi như cú hích cho giá cổ phiếu đây là sự kiện tích cực. Nó thể hiện công ty đang tin tưởng vào tương lai của chính mình.
+ Đẹp Báo cáo tài chính
Mua lại cổ phiếu sẽ tác động lên EPS ( Earnings per share) của công ty, nó làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành (Cổ phiếu cô đọng hơn).
Điều này có nghĩa ESP tăng lên và công ty trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và quỹ lớn chưa kể ở thị trường Việt Nam hiện nay có xuất hiện một số lượng lớn các nhà đầu tư mới gia nhập mở tài khoản tháng 3 và 4 vừa rồi xu hướng khá ngắn hạn, các công ty mua cổ phiếu quỹ hấp dẫn đối tượng này. Chính điều này làm giá cổ phiếu tăng trưởng trong ngắn hạn (Vinamilk hay Vpb… tăng ấn tượng thời gian qua) đồng thời sẽ làm đẹp các chỉ số P/E (Price to earnings) hay ROE (Return on equity).
+ Phòng vệ tránh bị thôn tính M&A
Thị giá cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp niêm yết giảm sâu có thể “Mồi Ngon” cho Sói từ bên ngoài (doanh nghiệp cùng ngành, quỹ,bigboys…)
Trong tình huống thị giá bị giảm quá sâu doanh nghiệp không mua lại cổ phiếu có thể bị mất quyền kiểm soát dẫn tới bị những tay to bên ngoài chi phối doanh nghiệp.
+ Đẹp cơ cấu vốn
Mua lại cổ phiếu có thể sử dụng để tạo ra thay đổi quy mô về cơ cấu vốn kết quả công ty chuyển ngay từ cơ cấu vốn không tối ưu sang tối ưu. Ví dụ công ty tỷ lệ vốn vay quá thấp có thể vay tiền Bank để sử dụng khoản vốn này mua lại cổ phiếu phổ thông của mình…
+ Thưởng cho Nhân Viên
Các công ty sử dụng Share Buyback hợp đồng quyền chọn cổ phiếu như một yếu tố quan trọng để tương thưởng cho nhân viên của mình có thể mua lại cổ phiếu và sau đó sử dụng số cổ phiếu khi nhân viên muốn thực hiện quyền chọn của mình. Việc này tránh cho công ty phải phát hành cổ phiếu mới gây giảm thu nhập.
+ Chia cổ tức cho cổ đông
“Việc mua lại cổ phiếu tạo ra một món hời cho các cổ đông đã ở cùng với công ty đang mua lại cổ phiếu”. Share buyback là hình thức chia cổ tức cho cổ đông tránh được thuế thu nhập cá nhân (nhất thuế Việt Nam khá cao)
B- Nhược điểm
Nhược điểm của Share Buyback
+ Cổ tức tiền mặt thì đáng tin cậy hơn, cổ đông khó phân biệt được cổ tức và lãi vốn. Cổ tức tiền mặt có ảnh hưởng tốt hơn thị giá cổ phiếu.
+Cổ đông không hoàn toàn hiểu hết thông tin hoạt động cũng như tương lai của công ty. Đôi lúc việc Ban quan trị có niềm tin cổ phiếu “đang bị định giá thấp” và dùng tiền tươi thóc thật đi mua lại cổ phiếu có thể khoản đầu tư rủi ro.
+ Công ty thông báo đằng làm một nẻo. Đưa tin mua lượng cổ phiếu quỹ nhưng số lượng mua thực tế ít hơn rất nhiều… mục đích để đánh đấm cổ phiếu cái này không lạ thời gian quan ví dụ công ty sữa GTN mới được Vinamilk mua lại công bố mua 9 triệu cổ phiếu quỹ nhưng thực hiện 1 triệu cổ phiếu. Các nhà đầu tư các nhân cần chú ý hành động thực tế của các doanh nghiệp.
THẾ GIỚI
Trên thế giới nhất ở các thị trường tài chính phát triển đi trước Việt Nam hàng trăm năm như Mỹ thì đây một công cụ phổ biển. Điển hình nhất là Sư Phụ Warren Buffett Cụ xài liên tục từ khi mới lập quỹ thập niên 1960 thế kỷ trước.
Berkshire Hathaway là một trong những công ty giàu nhất trên thế giới, thưởng thức hàng tỷ đô la tiền mặt trong tay. Mặc dù thành công lâu dài của nó, tuy nhiên, công ty có một chính sách unwritten kiên định chống trả cổ tức cho các cổ đông. Sư phụ Warren Buffett chỉ trả cổ tức một lần đó là vào năm 1967, và cho đến ngày này Buffett đặt câu hỏi về quyết định, nói đùa rằng ông phải ở trong phòng tắm khi nó được thực hiện. Thay vì trả cổ tức, Berkshire Hathaway đầu tư trở lại vào công ty để nghiên cứu và phát triển, mở rộng hoạt động và mua lại. Công ty cũng tham gia vào một kế hoạch mua lại cổ phiếu hào phóng.
Trong mua lại của Berkshire Hathaway, các cổ đông thường nhận được 120% giá trị thị trường đối với cổ phiếu mà họ muốn bán lại cho công ty. Berkshire Hathaway, thích mua lại cổ phiếu bằng cách mua lại cổ phần thay vì trả cổ tức, công ty đặt tiền mặt vào tay các cổ đông đồng thời tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tăng nhu cầu về cổ phiếu của công ty và bảo đảm quản lý hiện tại giữ được quyền kiểm soát hoạt động của công ty.
Sư Phụ Buffett nổi tiếng với mong muốn duy trì sự kiểm soát tốt nhất có thể qua công ty và hoạt động của mình.Việc trả cổ tức mang lại nhiều quyền lực hơn trong tay của các cổ đông cá nhân vì nhiều người trong số họ sử dụng tiền mặt để đầu tư ngay vào cổ phiếu của công ty, đặc biệt là trong những thời điểm tốt. Tổ chức mua lại cổ phiếu là cách để thưởng cho các cổ đông tương tự mà không làm tăng khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Share Buyback - Mua cổ phiếu quỹ là gì?
11:09 02/07/2020