Trong ngày hôm qua 15.02, khắp các trang mạng, room chứng khoán, rộ lên thông tin room sở hữu nước ngoài của Sacombank (STB) bị vượt so với quy định. Điều này làm rất nhiều NĐT lo lắng, trong đó đặc biệt là NĐT nước ngoài. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Liệu có thực sự đúng như thế? Nếu là NĐT bạn cần làm gì? Tất cả những gì tôi chia sẻ là ý kiến cá nhân dựa trên nội dung của tin đồn và tin đồn này hoàn toàn chưa được xác thực hay cơ quan có thẩm quyền nào xác nhận.
Tin đồn thì thường truyền rất nhanh. Chưa biết thực hư có đúng như tin đồn hay không, nhưng đại loạn thông tin truyền đi cho thấy có văn bản của ngân hàng Sacombank trả lời TT Lưu Ký VSD về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại STB. Theo văn bản này, Sacombank cho biết, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại Sacombank là 23.6%, kể từ 2016 cho đến nay và chưa thay đổi. STB cũng chưa có văn bản xin NHNN (SBV) tăng room cho NĐTNN. Tuy nhiên hiện nay, room NĐTNN tại STB đã kín, tức khoảng 30%. Nếu đúng như vậy, thì có nghĩa là room dành cho NĐTNN tại STB đã vượt 6.4%, tương ứng 120 triệu cp. Có lẽ các bên vẫn đang làm việc sát sao để tìm ra nguyên nhân của vấn đề vượt room này và lỗi do ai, từ đâu ra và khắc phục ra sao. Chưa đợi tới kết luận của cơ quan có thẩm quyền, thì NĐT trong nước đã vội suy luận như sau:
1. Vượt room quá quy định thì phải buộc NĐTNN bán ra để đưa về tỷ lệ đúng quy định. Nhiều nhà đầu tư đã ví dụ trường hợp của PVI trước kia, NĐTNN cũng phải bán ra, đưa về tỷ lệ đúng, sau đó lại mua vào. Có lẽ những người suy đoán theo chiều hướng này là NĐT không nắm giữ STB và mong muốn nó rớt để mua vào, mạo muội đoán đại, mà chắc đúng.
2. Một bộ phận khác cho rằng, room đã vượt, cũng không có quy định nào bắt bán để đưa về tỷ lệ, nên khả năng xảy ra là khóa room, ai bán thì room vẫn không mở ra. Theo đó, nếu NĐTNN bán ra thì room vẫn bị khóa cho đến khi trở lại tỷ lệ 23.6%.
Hai luồng suy luận này đánh nhau trên khắp các diễn đàn, các room chứng khoán. Chưa biết cách xử lý của SBV, VSD và SSC sẽ ra sao nhưng rõ ràng, ai cũng có cái lý của nó. Đây là một case chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng có nhiều case trong lĩnh vực khác. Và theo kinh nghiệm của tôi, thì không có yêu cầu NĐTNN bán ra để hạ tỷ lệ, mà chỉ khóa room lại mà thôi. Đó là với các ngành nghề khác, tuy nhiên với lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm và kiểm soát chặt bởi NHNN thì chưa biết phía NHNN sẽ xử lý ra sao. Nhưng trước khi chúng ta chờ đợi cách xử lý của các cơ quan thì bản thân NĐT cũng phải đưa ra quyết định phù hợp cho mình. Cá nhân tôi thì có những nhận định sau, có thể đúng, có thể sai, nhưng mỗi người đều có quan điểm riêng.
1. ROOM khối ngoại chẳng liên quan gì đến HĐKD của STB
Room có là 23.6% hay 30% thì rõ ràng nó chẳng liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lãi nhiều hay lãi ít, tăng hay giảm, đều do ngân hàng quyết định chứ chả liên quan gì đến room. Chẳng phải room nhiều thì lãi sẽ cao hơn, hay room ít đi thì lãi sẽ giảm. Nên khi đầu tư vào STB rõ ràng ai cũng kỳ vọng rằng lợi nhuận của STB sẽ tăng mạnh trong 2023 bởi đơn giản sau gần 7 năm tái cơ cấu thì STB đã chính thức xóa được những khoản nợ xấu từ thời kỳ trước, điều này kỳ vọng rằng lợi nhuận STB có thể tăng 100% trong 2023. Đó là về ước tính lợi nhuận. Cho nên nếu bạn đầu tư vào STB thì bạn nên vững tin vào kết quả kinh doanh của ngân hàng chứ không phải room.
2. Nếu bắt buộc bán để giảm room, thì bạn nên làm gì?
Nếu điều này xảy ra thì nó đúng là cơn ác mộng với NĐTNN, bởi họ có lẽ đã phải mua ở giá cao và giờ nếu bán đi thì đó sẽ là một điều cực kỳ tệ hại, họ sẽ phải lỗ rất nhiều, giá chứng khoán sẽ rơi thảm. Như vậy, với những ai đang nắm STB thì họ cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi 120tr cp bị bán là con số rất lớn. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, nó là bắt nguồn từ yếu tố kỹ thuật chứ không phải nền tảng kinh doanh. Do đó nếu bạn đã lỡ full cổ, bạn có thể tiếp tục cầm vì chắc chắn nếu HĐKD của STB vẫn mạnh mẽ thì nó sẽ tăng lại. Nếu bạn chưa mua, hoặc mới chỉ một ít thì đó là cơ hội lớn mua cp với giá hấp dẫn hơn. Nhưng cũng chưa chắc bạn đã lãi hơn NĐT mua giá cao hơn bạn đâu, bởi vì ai gan lì cầm đến cuối mới là kẻ chiến thắng.
Anyway, đây là một case cực kỳ hài hước, khó mô tả và hết sức kỳ bí. Room bị đẩy lên 30% đối với ngân hàng, một loại hình được kiểm soát rất chặt chẽ là điều phi thường. Chưa biết cách xử lý sẽ ra sao nhưng những ngày qua, NĐTNN có vẻ đang bán mạnh ra, góp phần làm cho cp STB rơi thảm từ mức cao 27k/cp về mốc quanh 23k/cp. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, đây chính là cơ hội của NĐT trong nước, nếu bạn nắm chắc cơ hội này, thì performance năm nay của bạn nhiều khả năng sẽ rất tươi sáng. Mua hay bán là do bạn, tự quyết tự chịu, bản thân tôi không nắm giữ STB và quỹ cũng không có.