Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố kết quả ấn tượng cho năm tài chính 2024, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh.
Quý IV/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt hơn 4.600 tỷ, đưa tổng lợi nhuận cả năm lên 12.700 tỷ, mức cao nhất trong lịch sử. Tỷ lệ sinh lời ROA đạt 1,46%, ROE đạt 20,23%, khẳng định sự bứt phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này liệu có thực sự bền vững hay chỉ là bước nhảy ngắn hạn?
Sacombank tự hào xử lý gần 10.000 tỷ nợ xấu trong năm 2024, nhưng hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu vẫn tăng đáng kể. Nợ xấu tiềm ẩn trong các khoản vay bất động sản và tiêu dùng vẫn là một bài toán chưa có lời giải triệt để, nhất là khi thị trường bất động sản còn đối mặt nhiều khó khăn.
Ngân hàng ghi nhận lượng giao dịch trực tuyến tăng tới 34,8% và số khách hàng vượt mốc 20 triệu. Nhưng vẫn xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh trong giờ cao điểm và rủi ro bảo mật vẫn là dấu hỏi lớn khi nhiều ngân hàng mới đây gặp các sự cố khác nhau.
► Dù tích lũy hơn 24.800 tỷ lợi nhuận chưa phân phối, kế hoạch chia cổ tức tiếp tục bị trì hoãn do các vấn đề liên quan đến nhóm cổ đông của ông Trầm Bê. Với kết quả ước tính quý IV/2024, thặng dư lợi nhuận có thể đạt từ 28.000-28.500 tỷ.
Hiện nhóm này vẫn sở hữu khoảng 32,5% cổ phần, nằm dưới sự quản lý của VAMC. Việc xử lý tài sản này là yếu tố quyết định để Sacombank khôi phục niềm tin từ cổ đông.
[Dù giá cổ phiếu STB tiến sát mức đỉnh lịch sử 35.000 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đang giảm sút. Một số chuyên gia đặt nghi vấn liệu đây có phải là hiện tượng "bơm giá" tạm thời khi khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt 6,4 triệu đơn vị/phiên.]
Mức tăng trưởng tài sản và dư nợ tín dụng lần lượt đạt 7% và 12%, nhưng các chuyên gia cảnh báo tốc độ tăng trưởng nóng có thể khiến Sacombank đối mặt với nguy cơ không kiểm soát được rủi ro tín dụng.
=>Những khoản vay lớn trong lĩnh vực bất động sản có thể trở thành "quả bom hẹn giờ" nếu thị trường suy thoái sâu hơn.
Năm 2024, Sacombank đã rất nỗ lực thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nhưng khối lượng tài sản còn lại trong diện xử lý vẫn rất lớn. Trong bối cảnh lãi suất tăng và các doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền, nguy cơ nợ xấu quay trở lại vẫn hiện hữu.
Sacombank cần phải đối mặt với những thách thức dài hạn từ nợ xấu, hiệu quả hoạt động, và kỳ vọng của cổ đông về việc chia cổ tức.
@@Nhà đầu tư nên cẩn trọng và theo dõi sát sao diễn biến để không bị cuốn vào làn sóng “phấn khích ngắn hạn” trên thị trường chứng khoán.
===================