Những cáo buộc chủ chốt đằng sau việc Huawei chễm chệ trong danh sách đen của Mĩ liên quan tới bảo mật quốc gia Mĩ - việc Huawei bị kiểm soát bởi Bắc Kinh và có thể làm gián điệp cho Trung Quốc đã luôn bị công ty này chối bỏ. Tuy nhiên, đằng sau những cáo buộc này ẩn giấu một bí mật đen tối hơn, khó mà chối cãi được. Và bây giờ bí mật đó đã trở thành một vấn đề mới với những rủi ro có thể hủy hoại kế hoạch của Huawei và làm bàn đạp cho Mĩ tẩy chay hoàn toàn công ty này.
Tháng 11 năm ngoái, “những bí mật đen tối” của Huawei đã từng được công bố, tập trung vào cách công ty này làm việc với chính phủ vùng Tân Cương, nơi những người Hồi Giáo thiểu số (Duy Ngô Nhĩ) bị đàn áp. Các tài liệu bị rò rỉ lần đầu tiên của chính phủ Trung Quốc cho thấy chi tiết về việc tẩy não có hệ thống của nước này với hàng trăm ngàn người Hồi giáo trong một mạng lưới các trại tù an ninh cao. Sau khi những tài liệu này bị rò rỉ vào năm ngoái, một báo cáo của Viện chính sách chiến lược Úc ASPI đã cho thấy những thông tin gây sốc về sự liên quan của các công ty công nghệ hàng đầu trong vụ đàn áp chính trị này. Báo cáo gây choáng của Viện Chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) nhận định các tập đoàn, tổ chức Nhà nước Trung Quốc đang âm thầm chuyển sang hoạt động ngầm, tăng cường xâm nhập các cộng đồng ở hải ngoại dưới nhiều lớp vỏ bọc khác nhau.
Huawei luôn thừa nhận rằng công nghệ của họ đã được các đảng thứ ba ở Tân Cương sử dụng. Tuy nhiên, Huawei chối bỏ rằng họ trực tiếp liên quan tới các đảng này. Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết điều này là sai hoàn toàn. “Huawei hoạt động quy mô lớn ở Tân Cương và còn làm việc trực tiếp với Cục công an của chính phủ Trung Quốc ở vùng này.”     
Năm ngoái, báo chí đã đưa tin về những liên kết của Huawei với Tân Cương, bao gồm thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Bộ Công An Tân Cương với Huawei và sự ra mắt Urumqi DevCloud để thúc đẩy phát triển ngành thông tin và phần mềm ở thủ phủ của Tân Cương. 
Trong buổi kí kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, đại diện Huawei cho biết “Huawei sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu và hợp tác rộng mở với các công ty công nghệ cao địa phương để xây dựng một xã hội an toàn và thông minh hơn cùng với Bộ Công An vùng tự trị này.”
Khi được hỏi về báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc, người phát ngôn của Huawei không chia sẻ chi tiết mà chỉ nói đại khái rằng “công ty xác nhận lại rằng công nghệ của Huawei tuân thủ mọi luật pháp hiện hành nơi nó được bán ra và các tiêu chuẩn quốc tế khác.” Luật pháp Tân Cương đã hoàn toàn ủng hộ việc đàn áp và tẩy não hàng triệu người dân Duy Ngô Nhĩ trong trại cải tạo.
Tháng 11 năm ngoái, Việc Chính sách chiến lược Úc đề nghị các công ty trên thế giới xem xét những hành động của chính phủ Tân Cương và Huawei trong bối cảnh liên quan tới công nghệ 5G. Theo như tờ Daily Mail và Daily Telegraph, chính trị gia Anh đã chuẩn bị sử dụng những cáo buộc này để yêu cầu chính phủ Anh không cho phép Huawei sử dụng hệ thống 5G của họ.
Quyết định gây tranh cãi này của chính phủ Anh đã được đưa ra vào tháng 1 năm 2020 và luôn được cho vào diện cần xem xét lại. Gần đây, những thay đổi trong sai sót về số liệu Covid-19 của Trung Quốc và luật cấm mới nhất của Mĩ lên Huawei đã châm ngòi cho cuộc tái tranh cãi về quyết định của chính phủ Anh. Điều này có thể sẽ là “cú knock-out nhằm vào những nỗ lực thống trị mạng lưới 5G của Huawei.”
Hơn thế nữa, việc bị Mĩ cho vào danh sách đen đã khiến Huawei chịu rủi ro mất hàng triệu khách hàng khi họ nghĩ rằng Huawei đang thu thập dữ liệu người dùng và xâm phạm quyền con người.  
Trớ trêu lớn nhất có lẽ là những lo ngại liên quan tới mối quan hệ của Huawei và chính phủ Trung Quốc. Có lẽ một vài người sẽ nghĩ Huawei có thể công khai không có mối liên kết nào với Tân Cương. Nhưng khổ nổi, nếu làm vậy công ty này sẽ trực tiếp làm mất mặt chính quyền Bắc Kinh khi họ đã công bố rằng chế độ chính quyền của Tân Cương tập trung vào chống khủng bố và an ninh công cộng. Bắc Kinh cũng cho biết rằng các tờ báo trên thế giới đang đưa thông tin sai lệch về việc đàn áp này. Đại sứ Trung Quốc tại Anh cho biết Trung Quốc "hoàn toàn phản đối với việc một số người ở phương Tây đã lên án gay gắt và bôi nhọ Trung Quốc về Tân Cương trong nỗ lực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, phá vỡ các nỗ lực chống khủng bố của Trung Quốc tại Tân Cương và ngăn chặn sự phát triển ổn định của Trung Quốc." Việc bị liệt vào danh sách đen khiến Huawei phải phụ thuộc vào thị trường nội địa nhiều hơn nên nếu Bắc Kinh chấm dứt quan hệ với Huawei, có lẽ công ty này sẽ không còn đường lui.
Trả lời những báo cáo mới nhất, người đại diện của Huawei nhấn mạnh lại quan điểm của công ty rằng “Huawei chỉ cung cấp thiết bị viễn thông cho các nhà điều hành di động và hệ thống băng thông trên 170 quốc gia. Nhà điều hành sở hữu và vận hành các hệ thống này chứ không phải chúng tôi. Huawei hoàn toàn tuân thủ luật pháp ở những công ty chúng tôi hoạt động.” 

Theo Forbes