Công ty Cổ phần Chứng khoán CV (CVS) gần đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi phối hợp với ví điện tử MoMo ra mắt sản phẩm chứng khoán.
----------
Được biết, ở giai đoạn đầu, người dùng Momo có thể mua chứng khoán bằng nguồn tiền của mình. Thời gian tới, thông qua ví, CVS sẽ cung cấp dịch vụ cho vay margin (ký quỹ) để mua chứng khoán, giúp người dùng mở rộng quy mô và đa dạng hóa khẩu vị đầu tư.
► phía MoMo quảng bá, người dùng có thể mở tài khoản chứng khoán trực tuyến, làm quen với việc mua bán, giao dịch chứng khoán với số vốn ban đầu rất nhỏ, chỉ từ 1 cổ phiếu.
----------
Công ty Cổ phần Chứng khoán CV (CVS) là công ty chứng khoán được thành lập năm 2009. Công ty này có tiền thân là Chứng khoán Hồng Bàng, sau đổi tên thành Chứng khoán Hưng Thịnh vào năm 2015 và cuối cùng chuyển thành Chứng khoán CV vào năm 2018.
Tháng 6/2022, chủ sở hữu ví điện tử MoMo là CTCP Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) đã mua hơn 4,4 triệu cổ phần CVS, tương đương 49% vốn của công ty chứng khoán này.
Sau khi đổi chủ, các thành viên HĐQT cũ của CVS đã từ nhiệm. Thay thế vào đó là 3 thành viên HĐQT mới gồm ông Đỗ Quang Thuận, ông Võ Trần Duy và ông Đoàn Tử Tích Phước. Đây đều là 3 nhân sự cấp cao của MoMo.
Mục tiêu của CVS là trở thành công ty chứng khoán số hóa hàng đầu trên thị trường và tối ưu hóa trải nghiệm đầu tư cho khách hàng.

Về hoạt động kinh doanh, từ năm 2019 - 2023, có đến 4 năm liền Chứng khoán CV phải báo lỗ. Duy nhất chỉ có năm 2021 là công ty tạm hòa vốn với số lãi "mỏng" chỉ 164 triệu đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024 vừa công bố, CVS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 2,3 tỷ, tăng trưởng 109% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn doanh thu của CVS đến từ lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) với gần 2,2 tỷ đồng, ngoài ra có hơn 87 triệu đồng là doanh thu môi giới.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động xấp xỉ 6 tỷ, gần 4 tỷ đồng chi phí quản lý CTCK, kết quả CVS lỗ trước thuế gần 7,6 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp kinh doanh thua lỗ của CVS. Hiện đây cũng là mức lỗ đậm nhất trong số những CTCK đã công bố BCTC quý 2/2024.
Năm 2024, CVS đặt kế hoạch doanh thu gần 25,9 tỷ đồng, gấp gần 5,5 lần thực hiện năm trước và lỗ sau thuế 43,6 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 13 tỷ đồng năm 2023. Như vậy sau 6 tháng, CVS mới chỉ hoàn thành 10% kế hoạch doanh thu và đã lỗ khoảng 1/3 "mục tiêu" đề ra.
Năm 2024, CVS đặt kế hoạch doanh thu gần 25,9 tỷ đồng, gấp gần 5,5 lần thực hiện năm trước. Tuy nhiên, công ty đặt kế hoạch lỗ sau thuế 43,6 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 13 tỷ đồng năm 2023. Như vậy sau 6 tháng, CVS mới chỉ hoàn thành 10% kế hoạch doanh thu và đã lỗ khoảng 1/3 "mục tiêu" đề ra.

Lý giải về việc thua lỗ này, tại giải trình báo cáo tài chính quý 2/2024, CVS cho biết, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tổng doanh thu hoạt động của Quý 2/2024 đạt 2,34 tỷ đồng, tăng hơn 110% so với Quý 2/2023, trong đó doanh thu từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng hơn 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động môi giới và doanh thu từ hoạt động cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán chiếm tỷ trọng không cao, lần lượt đạt ở mức 0,09 tỷ và 0,03 tỷ đồng.
- Song song đó, tổng chi phí của Quý 2/2024 ghi nhận ở con số hơn 9,9 tỷ đồng, tăng hơn 258% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng cao, chiếm hơn 60,6% tổng chi phí quý 2/2024.
Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của CVS đạt 354 tỷ đồng, gấp 5 lần con số đầu năm, chủ yếu do khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng mạnh lên 269 tỷ. Đây toàn bộ là khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng. Công ty không có dư nợ margin, cho vay ứng trước tiền bán gần 370 triệu đồng. Lỗ lũy kế tính đến cuối quý 2/2024 gần 108 tỷ đồng.