phan-biet-chien-luoc-thuong-hieu-va-chien-luoc-marketing-1663083348.jpeg
 

THƯƠNG HIỆU là những hình ảnh, dấu hiệu, cảm xúc về sản phẩm, con người, tổ chức... trong tâm trí khách hàng và công chúng.

Chiến lược thương hiệu là toàn bộ phương pháp, định hướng, công cụ giúp 1 tổ chức/ cá nhân tạo nên những dấu ấn rõ ràng, đặc trưng trong tâm trí khách hàng và công chúng mục tiêu về thương hiệu tổ chức, thương hiệu nhãn hàng, sản phẩm hay thương hiệu cá nhân.

Cụ thể:
- Chiến lược thương hiệu là: sử dụng chiến lược Khác biệt, chiến lược định vị, chiến lược giá trị, chiến lược hình ảnh thương hiệu, câu chuyện thương hiệu, hình mẫu thương hiệu, thông điệp thương hiệu... làm phương pháp và công cụ để tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

- Chiến lược thương hiệu rất cần sức mạnh của hành trình trải nghiệm Khách hàng và Truyền thông để gia tăng độ phủ, nhận biết, tạo lập lòng trung thành.

- Ngắn gọn: làm thương hiệu là để tạo nên sự:
NHẬN BIẾT - THẤU HIỂU - TIN TƯỞNG - YÊU THÍCH - TÔN THỜ (NGƯỠNG MỘ)

MARKETING. Từ gốc là "Market + ing" - "Làm thị trường". Tức là tạo ra thị trường (nhu cầu mua/Tiêu thụ, sử dụng,... cho 1 sản phẩm cụ thể).

Marketing hiện đại được định nghĩa là quá trình tạo ra GIÁ TRỊ đáp ứng NHU CẦU THỊ TRƯỜNG và LUÂN CHUYỂN GIÁ TRỊ giữa Doanh nghiệp (người bán) và khách hàng.

Chiến lược marketing bắt đầu từ:
1. Nghiên cứu nhu cầu, nỗi đau của thị trường;
2. Tìm kiếm, đề xuất những giá trị mà thị trường (khách hàng) cần, mong muốn (và có những nhu cầu ẩn dấu chưa được thoả nguyện - insight).
3. Đề xuất thiết kế sản phẩm, điều chỉnh sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu (hoặc tìm được nguồn hàng đáp ứng nhu cầu)
4. Đề xuất thiết kế bao bì, nhãn mác, tên gọi, thông điệp, thông tin về sản phẩm phù hợp với định hướng.
5. Kết hợp với chiến lược thương hiệu làm rõ định vị thương hiệu, đặc điểm khác biệt, phong cách, hình mẫu, bản sắc, câu chuyện thương hiệu.
6. Tung sản phẩm ra thị trường bằng các kịch bản bán hàng và truyền thông
7. Triển khai các concept truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi, khuyến mại...
8. Đương nhiên không thể bỏ qua việc đo lường, giám sát, đánh giá, điều chỉnh.

Vì hoạt động Marketing được định nghĩa rộng như vậy, vì thế thường người ta có thể gọi Marketing là Kế hoạch Chiến lược (tức là bao gồm cả định hướng CL và hoạch định triển khai theo thời gian thực). Còn Thương hiệu thì chỉ có Chiến lược thương hiệu và Kế hoạch triển khai hoạt động thương hiệu (Brand Activation).

NHẬN BIẾT - THẤU HIỂU - TIN TƯỞNG - YÊU THÍCH - TÔN THỜ (NGƯỠNG MỘ)
- Trong marketing em thấy cũng có các bước như này

Đó là sự giao thoa giữa thương hiệu và marketing. Trong đó Thương hiệu nhấn mạnh vào các liên tưởng mà khách hàng nhớ đến thương hiệu; còn marketing tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đối với marketing và sales đây là các khung nhận thức của khách hàng, ứng với mỗi khung sẽ có hành động cụ thể.

Đối với thương hiệu đây là các mục tiêu, sẽ có các hành động thương hiệu để giúp khách hàng chuyển dịch tâm trí từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Nguồn: Đặng Thanh Vân