1. PE được coi là chỉ số đánh giá giữa giá trị thị trường của cổ phiếu so với thu nhập trên số lượng cổ phiếu mà DN đó phát hành.

[​IMG]

 ​

Đây cũng là phương pháp định giá quan trọng bởi nó cho biết bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một cổ phiếu dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp đó.​

Hay nói cách khác nó chính là thời gian hoàn vốn dựa vào dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp vì EPS được tính bằng công thức​

 

[​IMG]

 ​

 

EPS được tính dựa trên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chứ không phải tài sản hay giá trị sổ sách, giá trị thương mại hay vốn hóa DN,....nên được coi là thời gian hoàn vốn của DN dựa trên dòng tiền kinh doanh. Vì vậy mà PE vừa có thể âm vừa có thể dương phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của DN đó.


2. Cách đánh giá PE.

  • PE thấp: thông thường PE thấp là dấu hiệu của cổ phiếu đang được định giá thấp. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá dựa trên 2 khía cạnh từ giá Price và từ EPS.
  • Với giá P thấp mà EPS vẫn tăng trưởng tốt đều đặn, dòng tiền của DN ổn định thì những cổ phiếu như vậy thường bị thị trường lãng quên hoặc chưa được định giá đúng.

Ví dụ cổ phiếu Vicostone giai đoạn 2015-2016 là một case study nổi bật trên thị trường chứng khoán. VCS là một trong những công ty chế tác và xuất khẩu đá thuộc top 4 thế giới với mặt hàng chiến lược là đá nhân tạo gốc thạch anh thời điểm đó vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

VCS vẫn còn dư địa tăng trưởng trong ít nhất 2-3 năm sau đó bởi lượng tồn kho thành phẩm được ước tính ở mức 6 tháng tiêu thụ trong năm 2015 (khoảng 653.000 m2) đủ để đảm bảo mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 20%-23% cho tới hết 2018 khi hợp đồng độc quyền với Breton của Phenikaa chấm dứt và VCS có thể tiếp tục mở rộng công suất.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) của VCS tăng trưởng mạnh từ 9,14 tỷ đồng (2014) lên tới 230,94 tỷ đồng (2015). EPS tăng trưởng tốt trong khi PE vào năm 2014 của VSC chỉ rơi vào mức HƠN 6 LẦN và sau đó tăng lên mức 16 lần, giá cổ phiếu tăng khoảng 13-14 lần lên 82-84000 đồng/cp cuối năm 2017.

[​IMG]




Bên cạnh đó, PE thấp còn đến từ nhiều lý do như những khoản lợi nhuận bất thường (bán, thanh lý tài sản,…) khiến lợi nhuận tăng đột biến, kéo EPS tăng. Hoặc một diễn biến xấu từ doanh nghiệp khiến các cổ đông, lãnh đạo gấp rút bán cổ phiếu khiến giá cổ phiếu giảm, P/E giảm.

Với trường hợp này, mặc dù chỉ số P/E thấp nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ. Bởi triển vọng của doanh nghiệp không còn tươi sáng.

  • PE cao: thường cổ phiếu của DN bị định giá cao. hoặc DN có kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư rằng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Họ cho rằng công ty có triển vọng phát triển nên sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho một đồng lợi nhuận từ công ty.
  • Ví dụ điển hình trên sàn chứng khoán là cổ phiếu FPT. Bên cạnh việc định giá FPT từ khía cạnh nhân lực của công ty thì PE cũng là chỉ số phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tiềm năng cũng như nội lực vững chắc của công ty.
  • FPT được coi là 1 trong những doanh nghiệp đầu ngành công nghệ. FPT đang tập trung vào M&A để mở rộng thương hiệu và cơ sở khách hàng ra nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh chuyển đổi số một cách sâu rộng, mang lại tiềm năng lớn cho công ty. doanh thu mảng công nghệ duy trì quỹ đạo tăng trưởng đạt mức CAGR 23,5%. ÉPS của FPT duy trì đều đặn 4-5000 đồng và PE tăng trưởng đều đặn, hiện đăng ở mức 18 lần, giá cổ phiếu tăng lên mức 104,000 đồng/cp, cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu FPT với những tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của DN.

[​IMG]

 ​

3. Phương pháp so sánh PE.
 

Thông thường, PE sẽ so sánh và đánh giá theo 2 cách là so sánh với doanh nghiệp cùng ngành hoặc so sánh với chính doanh nghiệp đó trong giai đoạn 5-10 năm. ​

 

  • So sánh PE với DN cùng ngành: với chính đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp đó thường có sự tương ứng về quy mô, giống nhau về biên lợi nhuận,... để đánh gía PE của DN đang thấp hơn hay cao hơn so với các doanh nghiệp đó và là cơ hội để đầu tư không.
     
  • So sánh với PE quá khứ của chính DN đó trong 5-10 năm : xem xét liệu NDT họ trả giá cho DN đó bao nhiêu. Nếu PE hiện tại nhỏ hơn PE 5-10 năm, DN có sự tăng trưởng và triển vọng tốt thì đó là cơ hội cho NDT và ngược lại nếu PE hiện chỉ bằng hoặc lớn hơn nhiều thì đó không còn là cơ hội tốt nữa.


P/s: Bài viết mang tính chất chia sẻ kiến thức và mong muốn nhận được sự góp ý cũng như trao đổi cùng với nhà đầu tư để có thể truyền tải kiến thức tới nhiều người trong việc phân tích doanh nghiệp nói riêng cũng như phân tích thị trường tài chính nói chung.
--------------​

Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ:

Số điện thoại: 079.645.8647

Email: thuphuong.200699@gmail.com