Hiện tại, có 87 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán, chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp này tăng hơn 30% so với cùng kỳ, lên hơn 10.3000 tỷ. Dẫn đầu toàn ngành về tăng nợ vay thuộc về ông “trùm” nhà ở xã hội Hoàng Quân.
Cụ thể, Địa Ốc Hoàng Quân (HQC) khi dư nợ vào cuối tháng 9 vượt hơn 1.500 tỷ, còn mức đầu năm chỉ có 62 tỷ.Các khoản nợ dài hạn trên gồm:
- khoản vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) chi nhánh Thủ Đức 377.7 tỷ.
- HDBank chi nhánh Cộng Hòa 1.005 tỷ.
- Có khoản nợ 7.5 tỷ đồng từ CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Tây Ninh.
Về khoản vay từ Công ty Tây Ninh, được biết đây là khoản nợ vay nhằm bổ sung vốn hoạt động kinh doanh của HQC, kỳ hạn 36 tháng, không có lãi suất.
Cụ thể vay tại ngân hàng chi nhánh Cộng Hòa, HQC cũng có tài sản khác nhau:
- Khoản đảm bảo cho mức 920 tỷ đồng với kỳ hạn 48 tháng, được biết mục đích vay là nhằm bổ sung vốn thực hiện dự án chung cư nhà ở xã hội Thành phố Vàng (Golden City).
- Một khoản khác gồm 500 tỷ với kỳ hạn 24 tháng, mục đích góp vốn hợp tác kinh doanh với CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông (HQM). Lãi suất từ 10-11.5%/năm.
Còn chuyện tài sản, hiện tại tổng tài sản của “Vua nhà ở xã hội” Hoàng Quân đã vượt mốc 10.000 tỷ, nhưng đáng chú ý là 86,3% trong số đó đã được đưa ra khỏi công ty khiến dòng tiền vô cùng yếu ớt.
Mặc dù tình hình có khả quan hơn, nhưng lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 của Hoàng Quân đạt 11,2 tỷ. Còn về 9 tháng đầu năm của Hoàng Quân cũng chỉ đạt 26,6 tỷ, xét theo tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu công ty đạt 0,5%.
Hiện tại, dòng tiền Hoàng Quân khá yếu khi các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 4.330 tỷ, các khoản phải thu dài hạn cũng mức cao 2.317 tỷ và còn lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn lên đến 2.377 tỷ.
Thêm vào đó, dòng tiền Hoàng Quân yếu ớt còn được thể hiện qua việc lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty là âm 3,9 tỷ.
Trước đó, ông Trương Anh Tuấn hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật liên tục bị Cục thuế réo tên và cấm xuất cảnh vì nợ.