noi-that-pho-xinh-lam-an-the-nao-duoi-su-chi-huy-cua-ong-chu-dai-gia-duong-quoc-nam-1672333572.jpeg

Hoàng Nam Group - công ty sở hữu thưởng hiệu Nội thất Phố Xinh phân phối sản phẩm phân khúc hạng sang từ châu Âu với các dòng nội thất nghệ thuật nổi tiếng. Ở dòng cao cấp là sản phẩm của các thương hiệu Ý, Pháp, Đức, Mỹ. Bên cạnh nội thất mang thương hiệu riêng, Phố Xinh hiện đang cung cấp thêm sản phẩm của khoảng 120 hãng sản xuất, trong đó có 65 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. 

Từ thời xưa, ông nội của doanh nhân Dương Quốc Nam đã mở xưởng đồ gỗ mỹ nghệ. Gia đình ông có một cơ sở sản xuất và bán lẻ đồ nội thất tên là “Cửa hàng số 9” đặt tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, trước năm 1975. Sau năm 1975, cơ sở này đổi tên thành Phương Nam. Cha của ông Nam đã kế nghiệp lại xưởng gỗ, mẹ của ông thì phát triển kinh doanh ở mảng vàng bạc, ngoại tệ. Chỉ có ông Dương Quốc Nam đi theo ngành nội thất.

Khi kinh tế châu Á bị khủng hoảng năm 1998, nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước đã gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Ông Nam quyết định chuyển công ty sang mô hình kết hợp vừa sản xuất vừa bán hàng sang hoạt động thuần về thương mại dịch vụ. “Gia đình quyết liệt phản đối, không để tôi mạo hiểm, còn tôi thì cho rằng đi vào sản xuất không thể làm lớn được,” ông kể.

Năm 1999, ông Dương Quốc Nam chỉ mới tốt nghiệp vài năm trước đó, ông đã quyết định “ra riêng” trong khi người cha vẫn vận hành cửa hàng bán lẻ nội thất và xưởng sản xuất gia đình. Dù dự định mở ra có hàng hóa bán, nhưng gia đình ông không đồng ý. Vì bị “phong tỏa” tài chính nên ông chỉ còn cách vượt khó bằng cách “lấy ngắn nuôi dài.”

rsz-noi-that-pho-xinh-lam-an-the-nao-duoi-su-chi-huy-cua-ong-chu-dai-gia-duong-quoc-nam-1-1672334177.jpg

Một showroom của Phố Xinh tại Nha Trang

Tháng 9/2001, ông Nam mở trung tâm Phố Xinh ở đường Ba Tháng Hai, với diện tích 4.000m2. Ông đặt tên thương hiệu là Phố Xinh vì con đường này ở thời điểm đó toàn tiệm cho thuê áo cưới cao cấp rất đẹp, lại là một con đường mới nhất của TP.HCM, nên cái tên Phố Xinh như thể hiện đúng bộ mặt dãy phố mà vẫn liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty ông.

Sau đó, ông Nam đã tìm bạn bè để kết nối báo chí, truyền hình họp báo quảng bá sự kiện. Thười điểm truyền thông của ông khá hợp lý khi thời sự hằng ngày nhiều tin tiêu cực, thông tin triển vọng kinh tế bi quan vì Mỹ đánh nước này nước kia, ông Nam nhờ đưa tin tích cực sau tin thời sự. Nhờ đó, siêu thị nội thất của ông tạo được nhiều chú ý. “Như đá banh, đến phút 89 quyết định sút mà may mắn thắng luôn.”, ông Nam nói.

noi-that-pho-xinh-lam-an-the-nao-duoi-su-chi-huy-cua-ong-chu-dai-gia-duong-quoc-nam-1672334009.png

Sau trung tâm Ba Tháng Hai, Phố Xinh tấn công vào các siêu thị lớn lúc đó như Maximark, Citimart. Ông chủ Phố Xinh đã lấy 2.000m2 đặt cửa hàng kế cạnh Maximark khi siêu thị này vừa mở ra tại Cộng Hòa. Ông chỉ lên kế hoạch dự kiến mỗi ngày thu về doanh thu 15 triệu đồng, tuy vậy có những ngày đã 'bội thu' đến tận 600 triệu đồng/ngày.

Thời điểm hàng Trung Quốc đổ về cạnh tranh gay gắt, việc làm ăn của Phố Xinh cũng ảnh hưởng nhiều, bị chựng lại một thời gian. Qua giai đoạn đó, Phố Xinh cũng mở mới nhiều chuỗi ở các tuyến đường lớn như Ngô Gia Tự, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… Đến năm 2005, ông Nam đưa thương hiệu nội thất của mình tiến ra thị trường Hà Nội và mở showroom hơn 10.000m2 ở phố Lê Văn Lương. Tiếp sau đó, ông mở thêm ở các đường Phạm Hùng,  Mê Linh Plaza, Vincom Bà Triệu…

Thương hiệu này đã lấy được vị trí nhất định khi phát triển thành chuỗi, ăn nên làm ra trong khoảng 5 năm. Sau đó, Phố Xinh gặp phải thách thức đó là chi phí mặt bằng ngày càng đắt đỏ, doanh thu của công ty cũng giảm dần đi. Ông Nam phải đi đến quyết định đóng bớt cửa hàng, theo chiến lược “make money” để duy trì dòng tiền.

“Cuộc đời này mà luôn suôn sẻ thì nước mắt dành cho ai?”, ông Nam chia sẻ. Với ông dù khó khăn cỡ nào cũng không nản, nếu trăm tuổi vẫn ngồi được đây thì ông vẫn làm nội thất. Ông cũng cho biết rằng để làm được như hiện tại, sự kiên nhẫn của ông rất lớn.

Hiện tại, ông Dương Quốc Nam vẫn duy trì thương hiệu Phương Nam, chi 7–8 tỉ đồng mỗi năm để vận hành kho bãi, bảo quản, giữ lại cơ sở sản xuất ở Bình Dương với khoảng 30 thợ giỏi nghề chạm trổ điêu khắc. Ở đây có những bộ sofa cổ, tượng, gốm sưu tập, những đồ gỗ quý làm từ những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi thế hệ trước đấu giá mua lại, những gốc cây quý, đồ chạm trổ điêu khắc kỳ công… Ông Nam luôn ấp ủ dự định lập một bảo tàng di sản của gia đình.