Hệ thống nhà ở xã hội do Chính phủ nước này xây dựng trực tiếp cho người dân, dưới dạng hợp đồng cho thuê thời hạn 99 năm. Đây là chính sách tốt, giúp cho Singapore trở thành một trong những nơi có tỷ lệ người dân sở hữu nhà cao nhất thế giới, lên đến 80%.
Tại đất nước này, căn nhà ở xã hội có giá bán lại đắt nhất lên đến 1,418 triệu SGD (tương đương 1,015 triệu USD), có diện tích 122 m2, vị trí được đánh giá khá thuận lợi khi gần ga tàu, trường học, thời hạn thuê còn 92 năm.
Hàng trăm nhà ở xã hội khác đang được bán ra với mức giá hơn một triệu đôla Singapore (tương đương 716.000 USD).
Khu chung cư HDB Pinnacle@Duxton thuộc diện nhà ở xã hội, có thiết kế như tòa nhà cao cấp tại Singapore.
Đơn cử như HDB Pinnacle@Duxton, một dự án nhà ở xã hội của Singapore mở cửa vào năm 2010. Duxton bao gồm 7 tòa nhà, có tất cả 1.848 căn hộ. Thoạt nhìn như chung cư cao cấp, nhưng thật ra dự án này dành cho những người dân thu nhập từ 97.000 USD/năm trở xuống (2013). Tầng thứ 26 và 50 của mỗi tòa nhà đều có cầu nối để nối qua các tòa nhà trong khu.

Góc thư giãn trên sân thượng của tòa nhà Pinnacle@Duxton
Đặc biệt, tòa nhà còn có phòng tập thể dục, phòng thu âm, sân chơi, sân thượng rất thoáng mát, mỗi phòng được được thiết kế rộng thoáng, cửa sổ chạy thẳng từ sàn nhà lên tới trần. Tầm nhìn bao quát quang cảnh thành phố và bến cảng; và rất nhiều cây xanh.
Nhờ sở hữu vị trí rất đắc địa khi (gần ga tàu, trung tâm thương mại...) nên giá bán nhà ở xã hội ở Singapore
Có thể nói hệ thống nhà ở xã hội Singapore được xem là ở mức tốt trên thế giới. Không thể phủ nhận được Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ nước này không thể phủ nhận được. Họ đã điều chỉnh và hoàn thiện những chính sách nhà ở để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có thể tiếp cận và sở hữu nhà.
Tuy vậy, việc giá nhà tăng cao đang thúc đẩy Chính phủ Singapore phải nhanh chóng tìm cách hạ nhiệt thị trường bất động sản đang phát triển mạnh, bằng cách đưa ra các biện pháp mới.
Cụ thể, thị trường mua đi, bán lại nhà ở xã hội đã xuất hiện thông qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho cả công dân và thường trú nhân sau 5 năm. Ban đầu, một số căn hộ bán ra mức giá khoảng 500.000 SGD (tương đương 357.000 USD), hiện nay, tùy vào diện tích và vị trí mà mức giá đó đã tăng lên gấp đôi.
Tại Singapore, căn nhà ở xã hội có giá bán lại đắt nhất lên đến 1,418 triệu SGD (tương đương 1,015 triệu USD), có diện tích 122 m2, vị trí được đánh giá khá thuận lợi khi gần ga tàu, trường học, thời hạn thuê còn 92 năm.
"Có khả năng chính phủ sẽ xem xét thêm các biện pháp hạ nhiệt bất động sản khác, bao gồm cả nhà ở xã hội. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hề dễ dàng", ông Christine Sun, Phó Chủ tịch cấp cao tại Tập đoàn OrangeTee & Tie, cho biết.
Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Ông David Jackson – Tổng Giám Đốc Colliers Việt Nam từng chia sẻ với MarketTimes về câu chuyện này. Ông cho rằng Việt Nam có thể áp dụng một số kinh nghiệm phát triển mô hình phát triển nhà ở xã hội của Singapore.
Theo quan điểm của ông, nhà ở xã hội đang là nhu cầu hết sức bức thiết nhằm phục vụ đối tượng công nhân lao động - đối tượng quan trọng trong quá trình vận hành kinh tế. Thời điểm hiện tại, lượng lao động nhập cư đàn chiếm khoảng 50% nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, chênh lệch ở mức cao hơn tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
Việc các lao động nhập cư đã rời khỏi TP.HCM khi dịch covid-19 bùng mạnh vào năm ngoái gây mất cân bằng nhân lực trong những tháng đầu năm 2022, minh chứng cho tầm quan trọng của lao động nhập cư đối với tình hình phát triển kinh tế của thành phố. Do đó, cung cấp nhà ở xã hội là giải pháp dài hạn cần thiết nhất lúc này để thu hút và giữ chân người lao động.

Ông David Jackson – Tổng Giám Đốc Colliers Việt Nam. Ảnh: MarketTimes
Mặc dù mô hình phát triển nhà ở xã hội của Singapore không hoàn toàn phù hợp với Việt Nam, nhưng ông David Jackson nhận định rằng vẫn có những kinh nghiệm có thể xem xét.
Ví dụ như ở Singapore, nhà ở xã hội được phát triển chủ yếu bằng cách tiếp cận tạo ra nơi ăn chốn ở, xây dựng cộng đồng và môi trường sống chứ không chỉ tập trung vào số lượng căn hộ và giá bán. Từ đó có thể thấy, việc di chuyển qua lại giữa khu nhà ở và các nơi tiện ích như trường học, siêu thị, khu ăn uống... xung quanh là rất đơn giản.
Ngoài ra, người mua căn hộ nhà ở xã hội tại Singapore có thể tận dụng nguồn vay từ ngân hàng,vay từ Cơ quan Phát triển Nhà ở xã hội (HDB), trả bằng tiền mặt hoặc bằng nguồn vốn rút từ Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF). Hiện nay có chiếm đến khoảng 80% dân số Singapore đang sống trong các căn hộ nhà ở xã hội.
Việc đảm bảo mức giá nhà ở phải vừa túi tiền của người có nhu cầu thực cũng rất quan trọng.
Năm 2022, rất nhiều 'đại gia' bất động sản của Việt Nam cũng đã thông báo và triển khai các dự án nhà ở xã hội, một số phải kể đến như Tập đoàn Hưng Thịnh, Vingroup, Novaland... Qua đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ đầu tháng 8/2022 tới năm 2030.