Mặc cho chỉ số DXY giảm 11% từ đầu năm, nhưng tỷ giá USD/VND lại ngược dòng tăng hơn 3%, có thời điểm giá bán ra chạm mức kỷ lục 26.345 đồng/USD.
Vậy điều gì khiến VND hụt hơi?
"Đánh đổi tỷ giá để duy trì lãi suất thấp, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế" - ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ giải thích ngày 8/7.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP 8%), Việt Nam đã chọn:
- Giữ nền lãi suất thấp để hỗ trợ kinh tế- Bơm 1,2 triệu tỷ đồng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, dự kiến cuối 2025 thêm 1,3 triệu tỷ để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%.
Thêm vào đó, khối ngoại rút ròng 40.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm và dự trữ ngoại hối chỉ 80 tỷ USD - thấp hơn chuẩn 105 tỷ USD.
Hệ quả: Tỷ giá VNĐ/USD tăng 3,3% trong 6 tháng đầu năm và dự báo cho cả năm 2025 có thể tăng ít nhất 5%, tạo áp lực lên lạm phát, chi phí sinh hoạt leo thang.
Mặc dù theo báo cáo lạm phát vẫn được kiểm soát ở 3,27%, người dân vẫn cảm nhận áp lực giá cả ngày càng hiện hữu, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Một bạn đọc chia sẻ: "Đi chợ mà rất dè dặt, giá thịt lợn giờ tăng manh, gà với cá cũng nhích lên theo."
Đây là cái giá để đạt được mục tiêu
Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn: "Có thể phải hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu tăng trưởng cao." VND mất giá chính là một phần sự hy sinh này.
NHNN đang nỗ lực điều hành linh hoạt để giữ thị trường ổn định, nhưng áp lực vẫn lớn. Ông Phạm Chí Quang dự báo: "Nửa cuối 2025, tỷ giá sẽ còn chịu áp lực vì chính sách thuế của Trump. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, nên dòng vốn dịch chuyển sẽ ảnh hưởng mạnh.
Liệu Chính phủ và Ngân hàng NN Việt Nam có thành công khi cùng lúc phải cân bằng rất nhiều mục tiêu?
Hay chúng ta sẽ phải chấp nhận: Hoặc tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, hoặc lạm phát và tỷ giá cao hơn dự kiến?
Câu trả lời sẽ dần hiện rõ vào cuối năm 2025, khi Fed tiếp tục hạ lãi suất và kết quả đàm phán thương mại Việt-Mỹ được công bố chi tiết.