Lê Anh Tiến đã phát triển nền tảng giao dịch Chatbot với giá trị 1 triệu đô la Mỹ của mình trở thành một trong những công nghệ hàng đầu của Việt Nam, góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
Khi còn là sinh viên, Lê Anh Tiến có niềm đam mê với các ứng dụng khoa học. Anh đã cố gắng tạo ra đa dạng các sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, môi trường đến giáo dục. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh đã trở thành một kỹ sư phát triển phần mềm, giành giải thưởng tại các cuộc thi tại Đà Nẵng và các cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên trên toàn quốc.

Trong bốn năm học tại khoa Điện tử - Viễn thông (Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng), Anh Tiến đã dành phần lớn thời gian của mình với các ứng dụng khoa học. Trong số 20 dự án nghiên cứu của anh, đáng chú ý nhất là sản phẩm MultiGlass - một thiết bị thông minh cho phép người khuyết tật sử dụng máy tính chỉ với chuyển động của mắt và đầu. Với những chiếc kính này, họ có thể truy cập thông tin trực tuyến cũng như tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn. Sản phẩm đã giúp anh được vinh danh tại Giải thưởng Tài năng Việt Nam 2016), một sự kiện thường niên được tổ chức để tôn vinh những tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng, y học và môi trường.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Anh Tiến đã trải qua một vài công việc, đầu tiên là nhân viên khu gửi xe, sau đó làm việc trong ngành xuất nhập khẩu. Cuối cùng, anh đã ra mắt một quán cà phê công nghệ cao với sự giúp đỡ của hai nhà sáng lập khác. Quán cà phê từ đó đã đưa Anh Tiến vào vai trò là Giám đốc điều hành của Chatbot, một khái niệm đã có mặt ở Việt Nam vào năm 2017, trở thành giải pháp dịch vụ khách hàng tự động thành công nhất tại Việt Nam. Phát triển công nghệ chatbot trở thành xu hướng chung cho các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam và trên toàn cầu vào năm 2017 cùng với công nghệ blockchain, Trí tuệ nhân tạo và Big data.
"Ý tưởng đó xuất hiện trong đầu chúng tôi chỉ trong một ngày", Anh Tiến cũng chia sẻ thêm rằng mục tiêu chính của nhóm là xây dựng một nền tảng hỗ trợ khách hàng với những trải nghiệm tốt nhất, ngoài ra giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Công ty khởi đầu với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng (42.500 đô la), đã phát triển thành một công ty trị giá 1 triệu đô la, kiểm soát phần lớn thị trường chatbot tại Việt Nam hiện tại.
"Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi nhân viên của họ bận trả lời hàng ngàn tin nhắn mỗi ngày. Điều này có thể khiến các công ty gặp bất lợi vì khách hàng thiếu kiên nhẫn có thể chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ khác sau một thời gian dài chờ đợi", Anh Tiến giải thích. Với chatbot, đội ngũ hỗ trợ của một doanh nghiệp không còn phải xử lý các nhiệm vụ đơn điệu, tốn thời gian ví dụ như trả lời các câu hỏi thường gặp từ khách hàng để có thể tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.
Điều làm cho Chatbot nổi bật là việc cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin, đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên Messenger mà không phải chuyển sang các trang thương mại điện tử. Bot Bán Hàng (sản phẩm của Chatbot Vietnam) cung cấp giải pháp về nhắn tin chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và nhà kinh doanh online. Dựa trên nền tảng quản lý bán hàng tự động, Bot Bán Hàng tích hợp nhiều tính năng giúp tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng như: Xây dựng & Chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tạo hành trình khách hàng dựa trên lịch sử tương tác của khách hàng; tối đa hoá tương tác khách hàng, gia tăng doanh thu và trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp và nhà kinh doanh tăng trưởng doanh thu, khách hàng và tối ưu giao tiếp nội bộ… giúp tiết kiệm tối đa 80% thời gian và 60% nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu nhanh chóng.
Chatbot ghi nhận doanh thu và doanh số qua các tính năng ‘touch-and-connect’ (chạm và kết nối) và ‘touch-and-shop’ (chạm và mua), cho phép khách hàng truy cập ngay những gì họ cần thông qua các ứng dụng nhắn tin [OTT] hàng đầu. Nền tảng này cũng kết hợp các chiến lược tiếp thị với game để giúp các doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng hơn. Chiến lược này có thể thu hút hàng chục ngàn người dùng trong vòng vài giờ với tỷ lệ chuyển đổi là 30%. Theo Anh Tiến, nền tảng Chatbot đã được chứng minh là giúp các doanh nghiệp cắt giảm 40% chi phí quảng cáo trong khi tăng doanh thu lên 20%. 
Giờ đây, sau hai năm hoạt động, Chatbot đã có một nhóm khách hàng gồm hơn 14.000 doanh nghiệp với hơn mười triệu người dùng từ Việt Nam, Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như một triệu tương tác duy nhất mỗi tháng.
“Chúng tôi tự hào là một startup trẻ, nhiệt huyết và năng động và đang hướng tới trở thành Unicorn (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tại Việt Nam”, Lê Anh Tiến nói. Gần đây nhất, với sự tăng trưởng của khách hàng hơn 5000% và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, công ty đã huy động thành công 500.000 đô la Mỹ tài trợ từ Tập đoàn NextTech và Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Next100. Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình của tập đoàn NextTech cũng chia sẻ quyết định đầu tư vào Chatbot cũng đến từ “Tư tưởng trọng nhân, nhìn trúng người tài, gặp đúng tri kỷ”. CEO Lê Anh Tiến là một trong những người trẻ tài năng được chú ý. Anh được vinh danh trong Top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 lĩnh vực Kinh doanh - Khởi nghiệp và được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; là 1 trong 10 nhân vật dưới 30 tuổi trong danh sách People To Watch 2017 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. 
"Trong những ngày đầu, thử thách lớn nhất là khiến người dùng chuyển sang nền tảng Chatbot non trẻ của chúng tôi", Anh Tiến cũng chia sẻ về việc cung cấp cho khách hàng tiềm năng một bản dùng thử miễn phí để họ có thể dùng và trải nghiệm thử ứng dụng Chatbot này.
"Với các gói tài trợ trị giá 80.000 đô la từ các ông trùm công nghệ như Facebook và Amazon, chúng tôi có thể chi trả hàng tháng cho đội ngũ bảo trì máy chủ và quảng cáo cũng như cung cấp hỗ trợ và đào tạo miễn phí cho khách hàng trong suốt 9 tháng để họ làm quen với sản phẩm. Ba người đồng sáng lập Chatbot hiện cho biết họ đang rất nỗ lực để đơn giản hóa sản phẩm của họ để khách hàng có thể làm quen nhanh hơn và sử dụng sản phẩm dễ dàng hơn. ''Họ sẽ sẵn sàng trả tiền khi kết thúc thời gian sử dụng thử nếu họ hài lòng với sản phẩm này", Lê Anh Tiến nói thêm.
"Thời điểm khó khăn nhất của chúng tôi là khi Chatbot và các ứng dụng khác trên Facebook bị đình chỉ sáu tháng sau khi dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook bị rò rỉ trực tuyến. Chúng tôi đã không lãng phí một giây phút nào và chủ động giải quyết vấn đề bằng cách chuyển đổi hệ thống của chúng tôi thành một nền tảng phân bổ theo hướng dữ liệu’’ Anh Tiến nhớ lại startup của anh đã hoàn toàn tách khỏi nền tảng của gã khổng lồ công nghệ Mỹ vào cuối năm 2018. Giám đốc điều hành nói rằng anh có được thành công nhờ chất lượng dịch vụ, niềm tin của khách hàng và sự cống hiến của cả một đội ngũ Chatbot.
Trong giai đoạn COVID 19, Chatbot đã phối hợp với Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, chủ động hỗ trợ chính sách khai báo sức khỏe của đất nước thông qua một ứng dụng có tên NCOVI, qua đó cũng giúp mọi người cập nhật các tin tức mới nhất về đại dịch COVID 19.
Nền tảng cung cấp cho người dùng một liên kết để tải về ứng dụng, hướng dẫn cách sử dụng nó và liên tục gửi các thông tin mới nhất về đại dịch. NCOVI cũng cho phép người dùng chia sẻ và gửi lời mời đến gia đình và bạn bè để thông báo về tình trạng sức khỏe trên các nền tảng nhắn tin văn bản bao gồm Messenger, Zalo, WhatsApp và Viber.