Cơn lốc mang tên Covid quét ngang qua, ngành Hospitality toang hoang. Kết thúc 2020, thị trường cạnh trạnh "rỗng" hơn đến 60% thị phần. Nếu dư chấn của 2020 vẫn tiếp diễn, bệnh dịch vẫn chưa được khống chế, thì thị trường FnB sẽ ra sao?

- Từng cơn lốc mang tên Covid quét ngang qua, Ngành Hospitality toang hoang
- Khu FnB nổi tiếng nhứt Saigon: San - Phan Xích Long đã bị san bằng vì tuột xích, phố xá xơ xác, người người cho thuê, nhà nhà cho thuê mặt bằng.
- Mấy ông lớn cỡ như anh " Vàng, như chị " Đỏ" rụng rơi từng chiếc lá. Thì tình cảnh của các sme lập tức đổi tên thành sml.
- Du lịch bi thảm, Khách sạn bi thương, FnB bi kịch là điều tất yếu.
- Xiết chặc chi tiêu để " tích cốc phòng cơ", liêm sỉ gì tầm này, người giàu ngồi ăn cạnh người nghèo là chuyện thường ngày của Huyện.
- Mọi dự án đều ngưng trệ trong cơn hoảng loạn, nín thở chờ thời.
Năm 2020, giới đầu tư Ngành dịch vụ nói chung, đặc biệt là FnB... đối diện với những khó khăn chưa từng thấy - sự bùng phát của đám cháy mang tên Covid-19 ở quy mô toàn cầu, lệnh cách ly, hạn chế hoạt động đã mang lại 2 yếu tố bất ổn: cấu trúc tăng trưởng của ngành yếu hơn và các các doanh nghiệp buộc phải " rời khỏi cuộc chơi" khi không chịu nổi nhiệt với bài toán tài chính vận hành.
Thế là kết thúc 2020, thị trường cạnh trạnh " rỗng" hơn đến 60% thị phần.

KỊCH BẢN NÀO CHO 2021?

☆ SỰ THAY ĐỔI:

Nếu dư chấn của 2020 vẫn tiếp diễn, bệnh dịch vẫn chưa được khống chế, thì thị trường FnB sẽ ra sao?

1. Thị trường truyền thống, các cửa hàng vật lý, mô hình kinh doanh Offline vẫn tiếp tục thu hẹp, người kinh doanh buộc phải chú trọng hơn cho mảng kinh doanh Online.

2. Khái niệm O2O sẽ được nhắc đến thường xuyên hơn, thị trường sẽ có rất nhiều sự dịch chuyển về phương thức kinh doanh dịch vụ.

3. Việc kinh doanh FnB, lợi nhuận sẽ chảy dần vào túi các ông lớn về Công nghệ.

4. Hành vi tiêu dùng khách hành sẽ thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng thích nghi với 4.0

5. 2021 sẽ là thời điểm vàng để bạn thu hẹp khoảng cách cạnh tranh để vượt lên " bằng vai phải lứa" với các đối thủ trước giờ vốn mạnh hơn mình. Giống như việc chạy đua đường trường của một chiếc Phân khối lớn 1200cc nặng gần 300 kg và chiếc wave 110cc chỉ gần 100 kg , khi đường nhựa phẳng phiu ( giai đoạn chưa khủng hoảng), chắc chắn chiếc ware sẽ ngửi khói, nhưng khi vào đoạn đường đất hẹp, xấu ( giai đoạn khủng hoảng), sự nặng nề cồng kềnh của chiếc phân khối lớn phải nhường bước cho sự nhỏ gọn nhẹ cân của chiếc wave...

Người khôn ngoan, thường tranh thủ giai đoạn khó khăn này để giành lấy thị trường từ đối thủ cạnh tranh. Bởi nếu khủng hoảng càng cao, các đối thủ lớn thường chọn giải pháp "thắc lưng buộc bụng" cắt giảm phần lớn chi phí Marketing , nên đây sẽ là cơ hội để bạn bứt phá. Bạn nên việc tung ra các chương trình Marketing khôn ngoan như chạy content, viral... đánh mạnh vào các key chính như Introduce, Educate, Customer care, Promotion... vào thời điểm này, chính là tạo cơ hội cho mình " ngoi lên".

Khi Thị trường cạnh chưa gặp khủng hoảng kép như thời điểm này, các ông lớn với tiềm lực tài chính mạnh, thường dành một khoản ngân sách khá lớn cho Marketing nhằm thúc đẩy độ phủ lẫn gia tăng độ nhận biết thương hiệu, nhằm chiếm lĩnh thị trường, gặp thời khốn khó, họ buộc phải siết chặt chi tiêu khoản này, nên đây cũng là thời cơ để bạn tung ra các chương trình marketing linh hoạt thu hút sự chú ý của khách hàng, gia tăng sự nhận diện và giữ chân khách hàng trung thành nhằm neo thương hiệu của trong tâm trí khách hàng. Bởi trước khủng hoảng các DN nhỏ thường ít chú trọng việc đầu tư cho thương hiệu nên độ nhận biết rất thấp, bởi thiếu chiến lược định vị và phát triên thương hiệu, hoặc bị các ông lớn " to mồm" lấn át, khiến người tiêu dùng đánh giá thấp, thờ ơ không quan tâm, hoặc lãng quên. Khi gặp khủng hoảng buộc các ông lớn phải gồng mình cắt giảm các chi phí Marketing, bớt " ồn ào" hơn, đây cũng là lúc tiếng nói của bạn chạm đến tai khách hàng rõ ràng hơn. Từ đó cơ hội gia tăng về độ nhận biết về bạn lẫn tranh thủ cảm tình của khách hàng, cơ hội thành công trong việc tìm 1 chỗ đứng trong thị trường khả thi hơn.

☆ CƠ HỘI:

1. Ngành FnB sẽ xuất hiện một số anh tài ra tay "bắt đáy" , bởi nhu cầu thị trường FnB dẫu có thế nào đi nữa thì vẫn là rất lớn và chỉ cần dịch bệnh kết thúc thì việc thị trường này bùng phát trở lại là điều chắc chắn, nên chỉ cần sự nhạy bén và tầm nhìn xa, thì 2021 sẽ là thời điểm vàng để giới đầu tư ngành FnB " Bắt đáy", chỉ cần ngành Du lịch hồi phục, cán cân cung cầu sẽ có lợi cho các Thương hiệu mới xuất hiện hay sự trở lại mạnh mẽ của những Thương hiệu đã nằm trong tâm trí khách hàng.

2. Như tôi từng nói " nếu ví dịch bệnh như một đám cháy rừng, người khác tháo chạy, thì mình âm thầm ươm cây, kết thúc cháy rừng thì trồng là vừa", còn đâu thích hợp hơn bây giờ để mình chọn hạt giống và loại đất để ươm mầm chờ đón sự hồi sinh...

3. Cơ hội Thu hút, giữ chân khách hàng và Xây dựng thương hiệu:

Gần như mọi ngành nghề, lĩnh vực đều gặp khó trong giai đoạn 2020. Nên thay vì ngồi than vãn, bạn hãy tỉnh táo để nhận ra rằng:

Khủng hoảng không dành riêng cho ai. Nó tác động tiêu cực với mình, thì nó cũng không tha cho đối thủ cạnh tranh nào. Đối thủ càng to, thì nguy cơ từ sức ép của khủng hoảng càng lớn. Nên Thương hiệu càng mạnh thì cơ hội càng cao

4. Cơ hội Sàng lọc và tái cấu trúc Nguồn nhân lực

Sẽ có khá nhiều DN đóng của trong khủng hoảng bởi thiếu các nguồn lực về tài chính và thiếu chiến lược để trụ lại thị trường, từ đây sẽ gia tăng một lượng nhân sự... mất việc. Bởi tư duy quản trị chung ngành FnB của người Việt, khi gặp khó khăn, buộc phải cắt giảm chi phí, thì việc cắt giảm nhân sự sẽ là sự lựa chọn đầu tiên, điều này sẽ kéo chi phí lao động tiền lương , từ cấp độ nhân viên ( lao động phổ thông) đến quản lý ( lao động có chuyên môn) đồng loạt giảm. Đây là cơ hội để bạn tung ra các chính sách, chiến lược thu hút nhân tài, lẫn đánh giá lại năng lực, năng xuất, thái độ ... nhân viên của mình, hãy xem đây là khoản đầu tư khôn ngoan cho tương lai của bạn.

5. Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ:

Khủng hoảng xảy ra, yếu tố cạnh tranh giảm nhiệt, đây là lúc bạn cần làm mới hoặc đưa ra thị trường những sản phẩm được chăm chút từ chất lượng đến trình bày . Rà soát lại quy trình vận hành của Bếp / Bar, lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào đạt chuẩn, quy trình chế biến sản phẩm, qui trình kiểm soát tồn kho... nhằm kiểm soát tốt Cost sản phẩm.

6. Cơ hội Reset phần cứng:

Lượng khách giảm cũng tạo điều kiện cho bạn có thời gian rà soát và chỉnh sửa mọi thứ liên quan đến không gian, nội - ngoại thất, trang thiết bị, công dụng cụ... giúp làm mới mình trong mắt khách hàng. Giống như một cơ thể vốn thường ngày bị bào mòn vì lao động nặng nhọc, thì khủng hoảng cũng chính là thời điểm bạn có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe cho mình...

7. Cơ hội tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Một DN vận hành với hệ thống quản lý kiểu gia đình sẽ vô cùng rời rạc, tính nhất quán hệ thống không có, nhân lực yếu kém về chuyên môn, thái độ làm việc tiêu cực, không còn phù hợp với xu hướng phát triển mới , môi trường làm việc thiếu hấp dẫn và văn hóa doanh nghiệp mờ nhạt, thiếu chiến lược kinh doanh có chiều sâu, bởi tất cả từ sự quản trị - vận hành yếu kém, tự phát và cảm tính… khi gặp gặp khủng hoảng, sẽ như một cơ thể thiếu đề kháng, dễ dàng bị virus xâm nhập. Nên giai đoạn khủng hoảng, bạn nên dành cho mình một chính sách chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp là điều cần thiết. Nó sẽ là quyết định khôn ngoan, tạo cơ hội để bạn tư duy và đánh giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp mọi thứ để đủ lực mà đối phó với khủng hoảng cũng như tạo nền tảng cạnh tranh lâu dài.

Khủng hoảng rõ ràng là nguy cơ. Nhưng trong trong nguy luôn có cơ, vấn đề bạn phải nhìn thấy và nắm bắt được cơ hội. Bởi khi bạn nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn trong tái cấu trúc lẫn tái định vị lại mình trong thị trường, với chi phí thấp hơn, thời gian thong thả hơn so với giai đoạn bình thường...
Vậy nếu bạn muốn biết cụ thể mình sẽ phải làm gì và làm như thế nào, hãy cứ GÕ CỬA - CỬA SẼ MỞ, ĐI THÌ SẼ ĐẾN, HỌC THÌ SẼ HIỂU.

Và quan trọng nhất: THINKING OUTSIDE THE BOX

Tác giả: Trần Khải Minh Nhật