fb-img-1645975920254-1645976011.jpg

Nghiên cứu chỉ ra rằng từ 2012 - 2019, kinh tế Nga suy sụp vì giá dầu giảm nhiều hơn do trừng phạt kinh tế. Cụ thể tác động tiêu cực do giá dầu giảm lớn gấp 3 lần do trừng phạt kinh tế. Bên cạnh đó khi đưa tin về việc Nga “vũ khí hoá năng lượng” với EU khi nước này cung cấp tới 38% khí đốt cho EU nên việc trừng phạt kinh tế sẽ khiến EU và năng lượng toàn cầu lao đao trước.

Hai điều này dường như ám chỉ rằng: (1) khi giá dầu cao 100 USD như này thì Nga chả sợ GDP cắm đầu vào bùn và (2) EU cũng chả dám làm mạnh đâu.

Nhưng lập luận kiểu vậy đã bỏ qua một sự thật thú vị rằng dường như dầu, khí không bán thì sẽ tự động biến thành tiền vậy. Tóm lại, để xem mức độ chịu đau đớn của kinh tế Nga, cần trả lời mấy câu cơ bản:

1. Không bán cho EU thì bán cho ai và có được bán không?

2. Mức độ quan trọng của EU đối với xuất khẩu năng lượng của Nga lớn hay nhỏ?

1️⃣ Với câu hỏi thứ nhất, các hoạt động xuất khẩu của Nga phụ thuộc vào 6 tuyến đường ống quan trọng đi qua hoặc liên quan đến châu Âu. Nga có lịch sử chính trị hóa hoạt động bán khí đốt tự nhiên của mình bằng cách cắt giảm xuất khẩu sang thị trường châu Âu vào các năm 2006, 2009 và 2014. Nga lập luận rằng mục đích là trừng phạt Ukraine, không phải thị trường châu Âu. Ukraine là một con đường trung chuyển cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga vì nước này có con đường trung chuyển khả thi nhất giữa Nga và châu Âu. Là một quốc gia trung chuyển đã mang lại cho Ukraine cơ hội lấy khí đốt tự nhiên của Nga mặc dù Nga muốn gửi khí đốt này đến các nước Tây Âu. Nga không muốn Ukraine có một sức mạnh như vậy vì các khoản nợ khí đốt tự nhiên đối với Nga. Do đó, Nga đã chuyển sang phát triển hai đường ống thay thế; Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phía Nam. Dự án Nord Stream được hoàn thành vào năm 2012 với tư cách là hai đường ống có công suất vận chuyển 1940 bcf hàng năm. Việc mở rộng đường ống này (Nord Stream II) nhằm tăng gấp đôi công suất này vào cuối năm 2019 vừa xong đã bị hoãn thậm chí có thể bị hủy bỏ.

South Stream đã bị Nga hủy bỏ vào tháng 12 năm 2014. Thay vào đó, Nga quyết định tăng công suất của Blue Stream hiện có, chuyển khí đốt tự nhiên của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ. Công suất dự kiến ​​của dự án đường ống mới, được gọi là Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, được công bố là 2225 bcf mỗi năm. Nó có cùng mục tiêu với South Stream: chuyển khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu trong khi loại bỏ Ukraine khỏi hoạt động buôn bán.

Năng lực xuất khẩu LNG của Nga chỉ chiếm 12% tổng xuất khẩu LNG toàn cầu (2019), trong đó 1/2 đã là xuất sang EU. Nên nếu không bán cho EU số khí thừa nói chung sẽ khó bán các thị trường khác. Còn một chi tiết nữa là 38% nhu cầu của châu Âu thực ra Đức đã chiếm tới gần 1/2, còn lại rải đều cho mười mấy nước. 

2️⃣ Với câu hỏi thứ hai, EU là thị trường quá quan trọng với Nga. Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga chiếm gần một nửa tổng doanh số bán khí đốt tự nhiên cho các nước EU thông qua đường ống (7865 bcf trong tổng số 16.817 bcf tổng xuất khẩu khí tự nhiên). Doanh thu khí tự nhiên chiếm 3% tổng GDP Nga trong khi tỷ trọng xuất khẩu dầu là 14% GDP vào năm 2013. Tỷ trọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga là 14%. Các nước châu Âu chiếm một nửa trong số này. Nếu các khách hàng châu Âu tẩy chay khí đốt tự nhiên từ Nga, tác động trực tiếp sẽ là tổng GDP giảm 1,5%. Rất có thể “EU và Nga sẽ vẫn phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ trong lĩnh vực khí đốt trong ít nhất 10-15 năm nữa”.