airasiaexpress-1068x601-1641390706.jpg
AirAsia khai trương dịch vụ giao nhận AirAsia Express hồi tháng 11-2021 với quyết tâm lấn sang các mảng kinh doanh của Grab và Gojek. Ảnh: Nikkei Asia

AirAsia sẽ đổi tên thành Capital A, phản ánh sự mở rộng từ mảng kinh doanh cốt lõi là hàng không sang dịch vụ đa ngành gồm gọi xe công nghệ và tài chính công nghệ (fintech). 

Cơ quan quản lý doanh nghiệp Malaysia (CCM) đã phê chuẩn tên mới hôm 3-1. Tuy vậy, việc đổi tên này cần được thông qua trong cuộc họp cổ đông sắp tới. Dự kiến rằng mảng kinh doanh hàng không của tập đoàn vẫn sẽ giữ lại cái tên từ lúc khai sinh - AirAsia. 

Ở mảng fintech, sẽ có ít đột phá hay sản phẩm tài chính nào nổi bật bởi ngay cả các đối thủ đi trước vẫn chưa có đất dụng võ tại các nền kinh tế Đông Nam Á chưa có khung pháp lý rõ ràng.

Nhưng khi bước vào lãnh địa mới, ứng dụng gọi xe công nghệ AirAsia Ride của tập đoàn buộc phải nghênh chiến với hai gã khổng lồ Grab và Gojek. 

Sau khi ra mắt vào tháng 8, dịch vụ gọi xe hiện đã có mặt ở tất cả các thành phố lớn ở Malaysia, với tổng số lượt booking hơn 6 chữ số mỗi tháng và thu hút 30.000 tài xế. AirAsia Ride đang xin giấy phép để có mặt tại Thái Lan trong năm nay và sau đó là Indonesia và Philippines. 

Không loại trừ AirAsia Ride sẽ có mặt tại Việt Nam. Nhưng quá khứ 5 lần thất bại của AirAsia trong việc xin phép mở hãng bay giá rẻ liên doanh với các đối tác Việt Nam vẫn sẽ là "bóng ma ám ảnh" với tỷ phú Tony Fernandes. 

AirAsia Ride là một bộ phận của tập đoàn AirAsia, do nhà sáng lập Tony Fernandes đồng sở hữu. “Ông trùm” về hàng không giá rẻ bắt đầu chuyển sang các mảng kinh doanh phi hàng không sau khi Covid-19 làm tê liệt hoạt động du lịch hàng không từ tháng 2-2020.

Để thành công trong địa hạt mới, AirAsia Ride phải chứng minh là mình vượt trội so với Grab và Gojek. Và hãng bay không ngần ngại khi từ trên trời hạ cánh xuống đất để cạnh tranh với dịch vụ trên bộ của Grab và Gojek. 

So với các đối thủ cạnh tranh, lợi thế của AirAsia Ride là hệ sinh thái hoàn chỉnh cũng như khả năng chia sẻ dữ liệu từ các hoạt động hàng không của hãng. CEO Amanda Woo của AirAsia Ride nhấn mạnh rằng đây là điều khiến AirAsia Ride trở nên “độc nhất vô nhị” trong khu vực.

Sau khi ra mắt vào tháng 8, dịch vụ gọi xe của AirAsia hiện đã có mặt ở tất cả các thành phố lớn ở Malaysia, với tổng số lượt đặt xe (booking) hơn 6 chữ số mỗi tháng và thu hút 30.000 tài xế – CEO Woo nói với tờ báo Nikkei Asia.

Từ những bước đầu tiên trong mảng vận tải hàng hóa và đại lý du lịch trực tuyến, tỉ phú Fernandes hiện đang nắm trong tay một đế chế gồm nhiều doanh nghiệp trực tuyến từ nhà hàng đến thực phẩm, cửa hàng tạp hóa và chuyển phát bưu kiện cũng như bảo hiểm và cho vay nhỏ. Bộ phận kinh doanh kỹ thuật số của AirAsia được định giá 1 tỉ đô la vào tháng 7. Và ông Fernandes mong rằng bộ phận này sẽ tạo ra một nửa tổng thu nhập của tập đoàn trong trung hạn.

Hồi tháng 7, AirAsia Digital đã mua lại hoạt động của Gojek tại Thái Lan trong một hợp đồng mua bán cổ phần trị giá 50 triệu đô la. Khoản đầu tư của Gojek trị giá 40 triệu đô la, trong khi của dịch vụ thanh toán số GoPay là 10 triệu đô la – đổi lại gần 5% cổ phần của AirAsia Digital.

Theo các tài liệu cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vừa qua, Grab đã trở thành hãng gọi xe công nghệ hàng đầu ở Malaysia kể từ khi Uber rút lui năm 2018. Công ty đã chiếm lĩnh hơn 72% thị trường địa phương tính đến năm 2020. AirAsia Ride sẽ cạnh tranh với Grab trên thị trường chính ở Malaysia, sau đó mở rộng sang Thái Lan trong năm nay và tiếp đó là Indonesia và Philippines. Hãng đã bắt đầu quá trình xin giấy phép ở các nước này.

“Chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc xin phép bởi chúng tôi là một thương hiệu nổi tiếng ở những quốc gia này,” bà Woo cho biết.

AirAsia cũng đang hợp tác với các công ty đối tác địa phương ở ba quốc gia trên để đảm bảo mọi chuyện hoạt động suôn sẻ khi ra mắt.

"Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ kết hợp chia sẻ thông tin chuyến đi đến sân bay khi ai đó mua vé máy bay của họ. Hệ thống sau đó sẽ chỉ định người lái xe đang ở gần nhất lúc khách đáp máy bay. Đây là một phần của hệ sinh thái của chúng tôi… Điều này là duy nhất và không ai khác có thể làm điều này", bà giải thích. 

Và đến đây thì xin chuyển sang phần "đá đểu": Chắc bạn từng có những trải nghiệm không vui chút nào khi vừa đặt vé máy bay trên trang mạng hay qua đại lý tại Việt Nam. Chỉ vài phút sau khi có vé, lập tức bạn sẽ nhận được hàng loạt tin nhắn giới thiệu dịch vụ taxi tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất hay sân bay điểm đến. 

Cái này các hãng của anh Hà, chị Thảo hay anh Quyết đã làm từ lâu rồi - nói thẳng ra thì một nhóm nào đó trong hãng bay của các anh chị đã ăn cắp các thông tin của khách và biến thành các sản phẩm méo mó. :)