IPP Group liên tục đầu tư những dự án khủng liên quan đến hàng không – du lịch

Theo lời giới thiệu của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPP Group họ đã có 35 năm lịch sử, hiện có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên kết; hoạt động tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính đặt tại Việt Nam.

Cụ thể: họ có hơn 1.200 cửa hàng bán lẻ ở các trung tâm thương mại – sân bay trong nước, tại khu miễn thuế tại các cửa khẩu và sân bay quốc tế. Tức là, ngoài các cửa hàng xa xỉ phẩm chuyên bán áo quần - giày dép - đồng hồ - rượu - thuốc lá hàng hiệu ở các trung tâm thương mại và sân bay quốc tế; ‘vua hàng hiệu’ còn bán những thứ ‘không có hiệu’ như các loại quà lưu niệm, đồ ăn vặt và thức ăn như phở, bún, bánh mì và cà phê tại các sân bay quốc nội lẫn quốc tế.

Họ cũng đã và đang nhận quyền kinh doanh của khoảng 108 thương hiệu quốc tế từ cao cấp đến trung cấp; có 6 lĩnh vực kinh doanh chung doanh mảng bán lẻ là bán lẻ thời trang cao và trung cấp, bán đồ tiêu dùng – lưu niệm tại sân bay, chuỗi F&B, thiết kế cửa hàng và khai thác quảng cáo tại sân bay.

Mới nhất, Foreo – chuyên sản xuất các dụng cụ làm đẹp cho nữ giới vừa bắt tay hợp tác với IPP. Theo đó, trong năm 2021, cả hai sẽ mở khoảng 29 cửa hàng khắp Việt Nam: 5 cửa hàng ở trung tâm các thành phố lớn và 24 quầy tại các sân bay nội địa.

screen-shot-2021-09-28-at-111610-pm-1632846005.png
Một vài thương hiệu nổi tiếng mà IPP Group đang kinh doanh.

Trong vài năm gần đây, IPP Group còn lấn sân sang mảng đầu tư – khai thác các sân bay cũng như khu vui chơi giải trí khắp Việt Nam.

Nhà ga quốc tế ở sân bay Cam Ranh – dự án mà IPP đầu tư chính với 4.000 tỷ đồng đã khánh thành trong năm 2018. Trong năm đầu khai thác 2018, CRTC – một trong những đơn vị tư nhân đầu tiên đầu tư nhà ga sân bay – đạt doanh thu 560 tỷ và 52 tỷ đồng.

IPP Group cũng vừa trúng dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc tỉnh Kiên Giang với vốn đầu tư khoảng 6.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 1.024 tỷ đồng, còn lại là vốn vay mà nhà đầu tư phải huy động. Nhà đầu tư sẽ phải ứng trước 830 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm.

Vào tháng 6/2021, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết khu vực kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đã được IPP nghiên cứu cách đây 2 năm. Vốn đầu tư khu vực này dự kiến khoảng 40 tỷ USD.

Theo đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn đầu tư quy mô lớn vào các ngành trọng như ngành du lịch casino, khu mua sắm, khu khánh sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục – thể thao, khu dân cư và công nghiệp. Đồng thời, ông cũng muốn đầu tư sân bay quốc tế và đường bộ, khu vực cảng vận tải hàng hải, hành khách, bến đỗ cho các tàu du lịch quốc tế vào khu vực này.

Cũng vào đầu tháng 6/2021, IPP Group tiết lộ: thành viên mới nhất của họ - IPP Air Cargo đã hoàn tất đăng ký kinh doanh ngày 10/3/2021, do ông Johnathan Hạnh Nguyễn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Người đại diện pháp luật, kiêm tổng giám đốc của doanh nghiệp là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn).

ipp2-1632846005.png
6/8 con của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đang tham gia điều hành doanh nghiệp của gia đình.

Dự án kinh doanh mới này IPPG của có tổng mức đầu tư 2.400 tỉ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động. Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng, vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, mang về 71 triệu USD doanh thu. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng sẽ bắt đầu có lãi từ năm thứ 4.

Mặc dù do Covid-19 và tình trạng quá tải ở 2 sân bay trọng điểm là Tân Sơn Nhất – Hà Nội, Chính phủ đã hoãn chấp nhận chủ trương đầu tư để đợi hết dịch mới tính; song không vì thế mà Chủ tịch IPP nản lòng.

Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết: IPP Air Cargo có kế hoạch ký biên bản ghi nhớ mua 10 tàu bay B10 B777 Freighter vận chuyển hàng hóa trị giá khoảng 3,5 tỷ USD với Tập đoàn Boeing, Hoa Kỳ. Nếu thương vụ này được thực hiện thành công, IPP Air Cargo sẽ có năng lực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn tiết lộ thêm: Tập đoàn IPP đang cùng với các đối tác đầu tư Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các quốc gia khác tích cực làm việc với các tỉnh, thành phố và các bộ ngành liên quan để nghiên cứu triển khai 45 dự án trọng điểm tại 5 lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.

ipp3-1632846004.jpg
 

Ý định lấn sâu vào mảng công nghệ

Năm 2018, bằng cách mở cửa hàng eDiGi đầu tiên, IPP Group chính thức nhảy sau lĩnh vực bán lẻ công nghệ. Ngoài Apple, Tập đoàn này còn bán hàng cho Bose, Beats by dr.dre và Mipow. Do Covid-19, kế hoạch mở thêm 1 cửa hàng eDiGi nữa tại Hà Nội của họ đã không thể thực hiện.

Theo chia sẻ từ TPP Group: bằng việc mở rộng kinh doanh bán lẻ sang lĩnh vực công nghệ mở đầu là cửa hàng eDiGi - Nhà phân phối bán lẻ & trung tâm bảo hành Apple cao cấp đầu tiên tại Việt Nam và dự án Đào tạo A.I, đây chính là những bước tiến lớn của IPP trong việc đưa trải nghiệm người dùng lên một đẳng cấp mới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, IPP Tech đã và đang trong quá trình chuẩn bị việc giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ của Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo, học sâu (deep learning) và phát triển phần mềm. IPP sẽ hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực này để phát triển một chương trình giảng dạy toàn diện cho hệ thống mẫu giáo đến lớp 12 và tiếp tục đào tạo lên chương trình đại học.

Bởi doanh nghiệp này mong muốn đào tạo một lực lượng lao động trí tuệ với tay nghề cao cho tương lai, giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình và chuẩn bị cho toàn thị trường Việt Nam bước vào giai đoạn thế giới số.

ipp1-1632846004.jpg
Cửa hàng eDiGi đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này.

Tháng 3/2021, IPP Group cho hay, mình đang có kế hoạch đầu tư nhiều dự án liên tiếp vào thành phố Đà Nẵng, với tổng giá trị hơn 8 tỷ USD. Nổi bật là dự án trung tâm tài chính cấp vùng tại quận Sơn Trà.

Siêu dự án trung tâm tài chính tọa lạc tại một trong những vị trí đắc địa của thành phố Đà Nẵng. Theo quy hoạch, đây sẽ là khu phức hợp trung tâm thương mại, tài chính, casino, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp quốc tế, chung cư cao tầng… với vốn đầu tư dự kiến ​​hơn 2 tỷ USD.

Vào tháng 4/2021, Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn IPPG đã chính thức ra mắt “Chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot (AIC)” tại Khu công nghệ phần mềm - ĐHQG TP.HCM.

AIC được đầu tư hơn 32 tỷ đồng, thuộc gói đầu tư trị giá 230 tỷ đồng do IPPG tài trợ cho ĐHQG TP.HCM và Đại học Đà Lạt với mục đích thực hiện việc thành lập Trường Đào tạo CEO và Phát triển giáo dục AI (theo Biên bản ghi nhớ được ký ngày 26/7/2019).

AIC là trung tâm đào tạo trí tuệ nhân tạo – AI cho K12 (từ lớp 1 đến lớp 12) đầu tiên tại khu vực phía Nam với tài liệu được ĐHQG TP.HCM Việt hoá và điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục tại Việt Nam. Công suất đào tạo tại AIC khoảng hơn 42.000 hoc sinh, sinh viên mỗi năm.

AIC cũng là trung tâm đầu tiên trong chuỗi chiến lược phát triển giáo dục AI của IPPG trong giai đoạn 5 năm (2021 - 2025). Dự kiến, IPPG sẽ phối hợp các trường đại học, các cơ sở giáo dục thành lập thêm 10 trung tâm AI và triển khai lắp đặt 1.800 AI Lab với mục tiêu đào tạo AI cho hơn 2,5 triệu học viên mỗi năm.

Các chỉ tiêu tài chính khá khiếm tốn so với quy mô

Tập đoàn IPP chưa đưa ra các chỉ số kinh doanh năm 2020 có thể bởi nó quá tệ, Covid-19 làm tê liệt thị trường du lịch – hàng không, sân nhà của doanh nghiệp này. Vậy nên, chúng ta chỉ có các chỉ số tài chính từ năm 2019 về trước và chúng khá khiêm tốn nếu so với các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam hay với chính danh tiếng của công ty.

ipp-group-1632846206.jpg
 

Năm 2019, doanh thu thuần của IPP Group đạt 357 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần của công ty đạt gần 225 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với mức 129,13 tỷ đồng năm 2018. Quy mô của IPP Group cũng rất lớn khi tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của IPP đạt 5.481 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 3.733,8 tỷ đồng.

Điểm tựa của IPP Group không đến từ hàng hiệu mà nhờ vào mảng kinh doanh dịch vụ hàng không. Hiện công ty mẹ IPP Group cùng DAFC và ACFC đang nắm giữ 45% cổ phần của Sasco Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) - một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại sân bay.

Các nguồn thu chính của công ty đến từ kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách thương gia, ẩm thực, nhà hàng khách sạn tại sân bay… Lợi nhuận hàng năm của Sasco hiện đạt trên 400 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa đến từ hoạt động kinh doanh phòng chờ VIP tại sân bay.

Lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, thời trang được IPPG thực hiện qua các công ty như DAFC, ACFC và CMFC. Trong đó, DAFC phân phối loạt thương hiệu cao cấp như Versace, Rolex, Bvlagri, Burberry, … Còn ACFC và CMFC phân phối sản phẩm của các thương hiệu Levi’s, Nike, Mango. IPP F&B bán lẻ thực phẩm, IPP Travel Retail – cửa hàng bán lẻ tiêu dùng tại sân bay….

Năm 2019, DAFC đạt xấp xỉ 1.250 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ thu về 42 tỷ đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận của công ty chỉ đạt 3,4%.

screen-shot-2021-09-28-at-110132-pm-1632846206.png
 

Trong khi đó, công ty phân phối thời trang trung cấp ACFC có kết quả kinh doanh khá hơn. Năm 2019, công ty cũng có doanh thu khoảng 1.800 tỷ đồng nhưng thu về 145 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương tỷ suất lợi nhuận khoảng 8%.

Cũng như vậy, doanh thu – lợi nhuận của IPP F&B khiêm tốn hơn nhiều so với vẻ hào nhoáng bên ngoài. Trong giai đoạn từ 2015 – 2019, IPP F&B ghi nhận doanh thu tăng trưởng gấp đôi từ mức 302 tỷ đồng lên 643 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty liên tiếp báo lỗ liên tiếp cho tới năm 2018, đến năm ngoái IPP F&B mới ghi nhận lãi 59 tỷ đồng

Điểm sáng hiếm hoi trong các chuỗi ẩm thực của IPP Group có lẽ là Autogrill VFS F&B. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở liên doanh với tập đoàn Autogrill của Italia chuyên về ẩm thực du lịch và bán lẻ. Trong đó, Công ty IPP F&B nắm giữ 30% vốn điều lệ.

Điểm nổi bật của Autogrill VFS F&B là có các thương hiệu ẩm thực Việt Nam độc quyền như: Big Bowl (các món phở và bún), Saigon Café Bar Kitchen, HaNoi Café Bar Kitchen… được bán tại các sân bay Việt Nam.

Nhờ đà tăng trưởng của ngành hàng không tại Việt Nam, kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B khá ấn tượng. Trong vòng 4 năm từ 2015-2019, doanh thu của công ty tăng hơn gấp đôi từ 500 tỷ lên 1.158 tỷ đồng. Lợi nhuận công ty cũng tăng mạnh từ 76 tỷ đồng lên 286 tỷ đồng.