Nhắc đến ngành điều tại Việt Nam không thể nhắc đến Long Sơn bởi đây là doanh nghiệp nằm trong top đầu về chế biến và xuất khẩu điều tại nước ta.

muon-ban-cong-ty-voi-gia-72-trieu-usd-long-son-ong-vua-nganh-dieu-lam-an-ra-sao-2-1701276819.jpg

Tuy nhiên, mới đây, ông chủ của Long Sơn – doanh nhân Vũ Thái Sơn lại chia sẻ về việc muốn bán doanh nghiệp với giá 72 triệu USD trong bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên.

“Tôi có ý định tìm đối tác nước ngoài để sang nhượng cổ phần là vì cần có sự kế thừa để phát triển. Con cái tôi đã có cuộc sống ổn định, có định hướng riêng và không ai theo đuổi đam mê ngành điều. Vợ tôi là giáo viên, mang tư duy truyền thống, muốn tôi dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Thời gian tôi dành cho ngành điều đã quá lâu rồi nên muốn nghỉ ngơi”, ông Sơn giải thích về lý do bán ‘đứa con’ tâm huyết của mình.

Đồng thời, vị doanh nhân này cũng cho biết thêm: “Thường thì khi có đối tác khác tham gia, tôi vẫn còn giữ lại một cổ phần nhất định và sẽ tiếp tục điều hành, thực hiện các dự án đang triển khai thêm một thời gian rồi mới rút hẳn”.

Theo tiết lộ của ông Sơn, hiện đã có một số đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc quan tâm, tuy nhiên, họ định giá khoảng 70 triệu USD nên ông chưa đồng ý.

muon-ban-cong-ty-voi-gia-72-trieu-usd-long-son-ong-vua-nganh-dieu-lam-an-ra-sao-5-1701276952.jpg

***Đang làm ăn ra sao mà “ông vua" ngành điều lại muốn bán mình?

CTCP Long Sơn được thành lập vào năm 2000 với ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu hạt điều nhân và điều chiên.

Từ năm 2012, Long Sơn đã trở thành doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu lớn nhất Việt Nam kim ngạch xuất khẩu hạt điều bình quân 200 triệu USD/năm.

Đồng thời, công ty giữ vững được tốc độ tăng trưởng từ 10% - 20% mỗi năm về sản lượng trong suốt thời gian gần 5 năm trở lại đây. Sản phẩm của Long Sơn đã được xuất khẩu tới trên 40 quốc gia trên thế giới.

Gần đây nhất, vào tháng 4/2023, theo số liệu từ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho thấy Long Son JSC là doanh nghiệp có lượng và trị giá xuất khẩu đứng thứ 2 tại Việt Nam với với 1.366 tấn, đạt 7,98 triệu USD.

Hiện nay, Long Sơn có 10 nhà máy lớn trải dài tại các tỉnh: Bình Phước, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Theo thông tin trên website công ty cho thấy, tại thời điểm năm 2020 vốn điều lệ và tài sản là 50 triệu USD.

Ngoài thị trường Việt Nam, hiện Long Sơn cũng đang khởi công xây dựng nhà máy chế biến điều tại Bờ Biển Ngà và dự kiến khoảng 1 năm sau là bắt đầu hoạt động.

------

Chân dung vị ‘thuyền trưởng’ của Long Sơn – doanh nhân Vũ Thái Sơn

Để làm nên danh tiếng của thương hiệu Long Sơn, không thể không nhắc tới vị ‘thuyền trưởng’ - doanh nhân Vũ Thái Sơn. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành điều. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Long Sơn. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội điều Bình Phước.

vu-thai-son-1701308229.jpgDoanh nhân Vũ Thái Sơn.

Vị doanh này sinh năm 1962 tại Hà Nội và tốt nghiệp Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) với định hướng trở thành một cán bộ ngành ngoại giao.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học ông bắt đầu làm việc tại một cơ quan quản lý nhà nước ở Hà Nội với nhiệm vụ chuyên phân tích và xử lý tin.

Đến năm 1991, ông Sơn chuyển sang làm phiên dịch viên cho Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam và CTCP Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm TP.Hồ Chí Minh (Vinalimex).

Nhờ công việc này giúp ông “bén duyên” với ngành điều, am hiểu thị trường, cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành. Đến năm 1994, ông quyết định thành lập Công ty TNHH Thạnh Sơn chuyên tư vấn môi giới hạt điều.

Thay vì chỉ làm môi giới, năm 2000 là dấu mốc quan trọng khi ông Sơn quyết định tách Công ty TNHH Thạnh Sơn thanh 2 mảng kinh doanh khác nhau. Trong đó, Thạnh Sơn chuyên làm dịch vụ môi giới, còn CTCP Long Sơn chuyên sản xuất và xuất khẩu hạt điều.

Giải thích về việc chọn thương hiệu Long Sơn, vị doanh này từng cho biết trên truyền thông rằng: “Tôi chọn tên Long Sơn vì tên này có thể đọc được bằng tiếng Anh. Còn logo công ty, thay vì chọn hình ảnh quả cầu - biểu tượng mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lúc bấy giờ thường chọn, thì tôi dùng chữ Long Sơn cách điệu để “tây hoá” thương hiệu, giúp dễ nhận diện hơn, dễ nhớ hơn”.

406268250-7053619491365354-6359910955274499849-n-1701308229.jpg
 

Chia sẻ về yếu tố tạo nên thành công của Long Sơn và cá nhân mình, ông Sơn từng chia sẻ bởi ông có lợi thế về tiếng Anh, có cơ hội làm việc trong ngành điều nhiều năm, có khả năng tư duy biện chứng; đồng thời, may mắn được học hành bài bản, được đào tạo trong những môi trường giáo dục tốt như Học viện Ngoại giao. Nhờ đó, nhìn nhận thị trường tốt, tiếp cận nhanh mô hình quản trị hiện đại, quốc tế đánh giá cao.