Thông tư 68 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 2/11 có quy định rằng nhà đầu tư không cần phải có đủ tiền trong tài khoản khi thực hiện giao dịch mua cổ phiếu.
######
Trong một báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán, Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap đã nêu về một trường hợp liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đủ tiền cho giao dịch.
Đó là Aegon Custody B.V - một nhà đầu tư tổ chức từ Hà Lan đã đặt lệnh mua và khớp lệnh 26.600 cổ phiếu FPT vào ngày 17/12. Tổng số tiền cần thanh toán là gần 4 tỉ đồng, nhưng vì nhà đầu tư Hà Lan này chưa thực hiện thanh toán, Chứng khoán Vietcap đã phải thay mặt thanh toán khoản tiền này.
Sự việc kể trên là do áp dụng theo quy định tại Thông tư 68, trong đó nếu nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đủ tiền cho giao dịch, nghĩa vụ thanh toán sẽ chuyển cho công ty chứng khoán nơi họ đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh. Trước khi có quy định này, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển đủ tiền trước khi thực hiện lệnh mua cổ phiếu, và nếu không thực hiện được giao dịch, họ vẫn phải chịu phí chuyển tiền quốc tế.
@ Các tổ chức xếp hạng quốc tế đã chỉ ra rằng việc này là một rào cản đối với dòng vốn ngoại vào Việt Nam + khuyến nghị cần gỡ bỏ để thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
=> Sau hai lần lấy ý kiến công khai và điều chỉnh, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành thông tư sửa đổi và bổ sung một số quy định về giao dịch, bù trừ, thanh toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Thông tư này cũng yêu cầu các công ty chứng khoán đánh giá rủi ro thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, từ đó xác định số tiền cần có khi nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu, căn cứ theo thỏa thuận giữa hai bên.
Quan điểm của bạn thế nào về chuyện này? Cụ thể như vụ Vietcap đề cập.
THÔNG TIN THÊM VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH VIETCAP CỦA BÀ NGUYỄN THANH PHƯỢNG
Chứng khoán Vietcap (VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng lãnh đạo. Mặc dù thị trường chứng khoán biến động, VCI vẫn duy trì khẩu vị riêng và thực hiện việc chốt lời => sự giảm nhẹ quy mô tài sản AFS (Available for Sale) khoảng 21% so với đầu năm. Tính đến cuối quý 3/2024, giá trị AFS của công ty còn 3.625 tỉ đồng => giảm so với mức 4.594 tỉ đồng đầu năm.
Trong quý 3, VCI đã thực hiện một số giao dịch đáng chú ý, bao gồm việc bán hết cổ phiếu MSN của Masan và MBB của MBBank. Công ty cũng điều chỉnh tỉ trọng đầu tư ở một số mã cổ phiếu như KDH của Nhà Khang Điền, PNJ, và STB của Sacombank. Tuy nhiên, công ty cũng tăng đầu tư vào một số cổ phiếu tiềm năng khác như TDM của Công ty CP Nước Thủ Dầu Một và FPT. Đặc biệt, VCI đã tăng đầu tư trái phiếu lên đến 540 tỉ đồng. Dù thực hiện các điều chỉnh, VCI vẫn duy trì vị thế là một trong những công ty chứng khoán thành công nhất trong mảng tự doanh, với ước tính lãi khoảng 2.700 tỉ đồng từ danh mục chứng khoán niêm yết, tương ứng mức tăng hơn 90% so với giá mua.
Trong quý 3-2024, VCI công bố lãi sau thuế đạt 215 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Công ty cho biết một phần trong kết quả này là nhờ vào việc thực hiện hóa lợi nhuận từ một số khoản đầu tư, đặc biệt là doanh thu từ các tài sản FVTPL.