Ai đứng sau thương hiệu Mixue, chuyên bán kem và trà sữa giá 'bình dân', mở

Thực ra có rất nhiều brand đã theo hướng B2B trước Mixue, như phần lớn cửa hàng của Domino's giờ đều là Nhượng quyền. Domino's giờ tập trung vào 1. R&D ra sản phẩm mới 2. Tập trung vào công nghệ (App đặt hàng của Domino's đứng vào hàng top, lượng đơn sánh ngang với các Food Apps chuyên giao đồ ăn như UberEats, DoorDash hay Grabhub...

Thị trường Việt Nam còn đi "nhanh" và "sáng tạo" hơn, nhiều brand hiện giờ đang Nhượng quyền 0đ, không thu phí Quản lý, guess why? Họ cũng đang theo hướng này: B2B, bỏ hẳn tiền thu phí nhượng quyền và tập trung vào dòng tiền bán nguyên liệu... Shock hơn, có brand không bán nguyên liệu luôn. Tại sao lại tốt đến vậy, hóa ra đó là công ty chuyên thiết kế thi công. 🙂

Về sản phẩm, Mixue có bước chuyển đổi thông minh tại thị trường Việt Nam. Ban đầu, khi cơn sốt trà sữa đang bùng nổ thì Mixue cũng tập trung vào trà sữa. Nhưng sau đó, khi trà sữa quá tải brand thì Mixue xoay sang trục Kem tươi, còn trà sữa thì không đấu trực diện nữa mà tập trung vào phân khúc giá rẻ, cho học sinh sinh viên.

TRÀ SỮA MIXUE CHƠI LỚN MUA 1 TẶNG 1 - YouTube

Trước đây menu trà sữa nhiều thì giờ giảm xuống, kem vốn là sản phẩm dẫn thì giờ thành sản phẩm chính. Bá đạo nhất là kem Bingchilling 10K. Giờ Mixue tập trung hẳn vào Kem tươi, đỡ cạnh tranh với 500 a e trà sữa, mở ra một thị trường xanh mới.

Riêng tại Trung Quốc thì Mixue đã có tổng cộng 21.582 cửa hàng => Thị trường nhượng quyền còn cực kỳ màu mỡ và tiềm năng cực lớn tại Việt Nam.

PS: Mô hình B2B của Mixue hay, có điều bởi sống bằng bán nguyên liệu nên Mixue sẽ muốn mở nhiều, mà khi mật độ quá nhiều thì người mua NQ sẽ phải cạnh tranh với nhau => phần rủi ro này người mua cần phải tính toán hoặc bổ sung điều khoản không được mở cách nhau bao xa trong hợp đồng.

Tác giả: Hoàng Tùng - Founder Chuỗi Pizza Home và Bếp trên mây Cloud Cook