Philippines - thị trường Đông Nam Á đầu tiên của Temu tháng 6-2023 - vừa áp thuế VAT 12% với hàng mua trên Temu. Thái Lan áp thuế VAT 7% lên hàng Temu trước khi nền tảng này chính thức hoạt động tại Thái Lan hồi tháng 7. Đầu năm, Malaysia áp thuế 10%...

Indonesia thì dứt khoát ngăn chận, yêu cầu Apple và Google gỡ Temu trên ứng dụng.

Chính phủ xứ vạn đảo đã tuyên bố rằng mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng như Temu là phạm luật của Indonesia vốn đòi hỏi một nền tảng hay công ty trung gian. Trước đó, Indonesia cũng xem xét việc áp thuế 200% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, gốm sứ và đồ điện tử.

Có lẽ câu chuyện của TikTok tại Indonesia là tiếng chuông cảnh báo lớn nhất với Temu. Tháng 10 năm ngoái, TikTok đã chi 1,5 tỉ đô la để mua lại mảng thương mại điện tử Tokopedia của Tập đoàn GoTo của Indonesia. Đây là chiếc “vé vào cửa” của TikTok sau khi TikTok Shop bị cấm livestream bán hàng tại Indonesia.

463624956-10227253923119791-3227395170271296828-n-1729329358.jpg
 

Báo cáo mới nhất của YouNet ECI (công ty phân tích và tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử) nói rằng người tiêu dùng Việt Nam đã chi 87.370 tỉ đồng để mua sắm trên bốn sàn thương mại điện tử chính trong quí 2-2024.

Trong đó, Shopee hầu như thống lĩnh thị trường với 71,4%, tiếp theo là TikTok Shop với 22%, Lazada với 5,9%. Các sàn nội địa như Tiki, Chiaki, Sendo, Websosanh, Adayroi… cùng với các tên tuổi lớn như Amazon Global, Alibaba hay Shein cạnh tranh đầy ngột ngạt trong không gian thị phần chưa đầy 1% còn lại.

Sự xuất hiện của Temu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam đặt ra câu hỏi rất lớn. Liệu Temu còn có “chiêu thức hay sở trường” nào mà gã khổng lồ chưa sử dụng nhằm đánh bật những tay chơi đang có mặt, ngoài tuyên bố giảm giá 90% và miễn cước vận chuyển.

Momentum Works nói rằng có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng Temu đang đàm phán để mua lại một trong những nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tin đồn vẫn đang là tin đồn, nhưng với một gã “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” và chiếm lĩnh thị trường thần tốc như Temu thì khó mong an bình trong thời gian tới.

Hàng rào thuế, các chính sách bảo hộ chậm chạp chắc chắn chưa đủ để chận Temu. Sự thay đổi chính sách toàn diện để chống "hàng ngoại xâm", nâng chất hàng trong nước và thái độ văn minh của doanh nghiệp mới là biện pháp hữu hiệu nhất.

Thương mại điện tử Trung Quốc chú trọng tăng trưởng doanh số (thesaigontimes.vn)