Sau giai đoạn chạm đáy năm 2023, bức tranh tài chính của nhiều công ty tài chính tiêu dùng trong năm 2024 đã có những chuyển biến tích cực. Số liệu tổng hợp cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này ghi nhận lợi nhuận khả quan hoặc thu hẹp đáng kể khoản lỗ, mở ra kỳ vọng hồi phục rõ rệt trong năm 2025.

loat-cong-ty-tai-chinh-vui-het-nac-1743845040.jpg

►Home Credit dẫn đầu về lợi nhuận

Đứng đầu bảng về lợi nhuận sau thuế là Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam, đây là cái tên quen thuộc ở vị trí số hai thị phần cho vay tiêu dùng. Doanh nghiệp này báo lãi 1.291 tỷ đồng trong năm 2024, gấp 3,4 lần so với năm trước, đồng thời cũng là mức cao nhất trong bốn năm trở lại đây.

Nhờ kết quả tích cực này, vốn chủ sở hữu của Home Credit tăng 7% lên mức 7.204 tỷ đồng. Chỉ số ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) cũng nhảy vọt từ 5,56% lên gần 18%.

Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Home Credit chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng và trái phiếu. Tính đến cuối năm 2024, dư nợ ngân hàng giảm 8% còn 5.989 tỷ đồng, nhưng dư nợ trái phiếu lại tăng gấp gần ba lần, đạt 3.100 tỷ đồng. Tổng dư nợ vay theo đó tăng 20%, lên mức gần 9.000 tỷ đồng.

►EVNFinance và FE Credit bứt phá ngoạn mục

Xếp sau Home Credit là EVNFinance (mã chứng khoán: EVF), với khoản lợi nhuận sau thuế đạt 561 tỷ đồng, tăng 71% so với năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay của công ty này.

"Ông lớn" dẫn đầu thị trường đó là FE Credit, DN này cũng cho thấy bước ngoặt khi từ mức lỗ kỷ lục 2.965 tỷ đồng trong năm 2023, đã quay lại quỹ đạo lãi với 408 tỷ đồng trong năm 2024. Công ty này cũng đã tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu trong năm, đồng thời nợ phải trả cuối năm đạt 56.967 tỷ đồng, trong đó có hơn 27.000 tỷ đồng là tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác.

►Nhiều công ty còn lỗ nhưng đang “giảm tốc” thua lỗ

Một số đơn vị tuy chưa thoát lỗ nhưng đã ghi nhận dấu hiệu tích cực.

Mirae Asset Finance Vietnam giảm lỗ mạnh, từ mức âm 963 tỷ đồng năm 2023 xuống còn 159 tỷ đồng trong năm qua => khả năng có lãi trong nửa cuối năm

[vốn chủ sở hữu vẫn bị ảnh hưởng, giảm xuống còn 1.585 tỷ đồng]

Trong khi đó, Shinhan Finance tuy chưa công bố kết quả cả năm nhưng nửa đầu năm đã lỗ nhẹ hơn đáng kể, chỉ còn âm 95 tỷ đồng so với mức lỗ 246 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

loat-cong-ty-tai-chinh-vui-het-nac-1-1743845458.jpeg

Mcredit - công ty tài chính liên doanh giữa MB và Shinsei là cái tên hiếm hoi ghi nhận kết quả đi lùi mạnh. Lợi nhuận sau thuế giảm tới 79%, chạm đáy trong 4 năm qua. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh lên mức 10,31 lần, cảnh báo rủi ro tài chính đang gia tăng.

Tương tự, VietCredit chuyển từ có lãi 17 tỷ đồng năm 2023 sang lỗ 156 tỷ đồng trong năm 2024.

►Kỳ vọng khởi sắc trong năm 2025

Theo đánh giá của Chứng khoán MB (MBS), tín dụng tiêu dùng đang phục hồi rõ rệt. FE Credit ghi nhận mức tăng trưởng 10,3% trong năm 2024, trong khi Mcredit tăng trưởng tới 32,4%. Đây là những tín hiệu cho thấy cầu tín dụng bắt đầu “nóng” trở lại.

Năm 2025 được kỳ vọng sẽ là năm bản lề cho sự hồi phục mạnh mẽ, khi nền kinh tế khởi sắc, thu nhập hộ gia đình cải thiện và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả. Một điểm mới đáng chú ý là khách hàng vay dưới 100 triệu đồng không cần trình bày chi tiết kế hoạch sử dụng vốn, giúp quá trình tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

Chất lượng tài sản của các công ty tài chính tiêu dùng cũng đang đi lên. Mcredit và FE Credit đều ghi nhận mức giảm đáng kể về nợ xấu, trong đó FE Credit đã đưa tỷ lệ nợ xấu từ đỉnh 28% (quý II/2023) về mức 13,4% cuối năm 2024.

MBS nhận định, ba yếu tố sẽ đóng vai trò then chốt thúc đẩy sự phục hồi của ngành trong năm 2025 gồm: kinh tế tăng tốc, quy trình quản trị rủi ro được cải thiện, và tín dụng mở rộng trở lại.