Nếu 2 năm trước, An Khang là “cánh tay nối dài” đầy tham vọng của Thế Giới Di Động trong ngành dược. Còn giờ đây, chuỗi nhà thuốc này đang trải qua giai đoạn “cắt lỗ” đau đớn nhất kể từ khi gia nhập cuộc chơi.

📉 Cơn địa chấn mang tên “tái cấu trúc”:

- Cuối tháng 4/2024: An Khang đạt đỉnh cao 526 cửa hàng

- Đến cuối năm 2024: còn 326 cửa hàng – giảm hơn 200 điểm bán chỉ trong vài tháng

- Tính đến quý I/2025: không còn cửa hàng nào tại Hà Nội, chỉ còn 77 tại TP.HCM và 249 ở các tỉnh

Điều này đồng nghĩa: An Khang đã âm thầm “rút quân” khỏi thủ đô 8 triệu dân, nơi từng được xem là thị trường trọng điểm trong chiến lược phủ sóng toàn quốc.

lo-luy-ke-vuot-1000-ty-chuoi-nha-thuoc-an-khang-bien-mat-khoi-ha-noi-trong-khi-long-chau-tang-toc-pharmacity-giu-vung-the-tran-1747730110.jpg

💰 Lỗ vẫn hoàn lỗ:

  • 2022: âm 306 tỷ

  • 2023: âm 342 tỷ

  • 2024: âm 346 tỷ

  • Q1/2025: tiếp tục âm 31,2 tỷ

👉 Tổng lỗ lũy kế: 1.033 tỷ đồng

Doanh thu quý I/2025 đạt 515 tỷ đồng – tăng so với cùng kỳ – cho thấy dấu hiệu cải thiện, nhưng vẫn chưa đủ để đảo ngược cục diện.

Trong khi đó, các đối thủ tăng tốc không phanh:

- Long Châu (FPT Retail): gần 2.000 cửa hàng, chiếm hơn 50% thị phần chuỗi nhà thuốc. Chỉ riêng 2024 đã mở thêm gần 200 điểm bán!

- Pharmacity: giữ vững gần 1.000 cửa hàng, trong đó:

  • Gần 400 tại TP.HCM

  • 116 tại Hà Nội

Không chỉ mở rộng nhanh, các đối thủ này còn liên tục tối ưu vận hành, tích hợp nền tảng chăm sóc sức khỏe, ứng dụng công nghệ, quản trị hàng tồn và đặc biệt là... chiến lược định vị thương hiệu cực kỳ rõ ràng.

🎯 An Khang thì sao?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, ông Đoàn Văn Hiểu Em thành viên HĐQT MWG chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm ra công thức hoạt động cho chuỗi nhà thuốc An Khang, tuy nhiên chưa mở rộng vì thiếu nguồn lực trong giai đoạn hậu Covid-19. Hiện lỗ đang giảm rõ rệt, doanh thu tăng và khả năng hòa vốn trong năm nay là rất khả thi.”

Một chiến lược “lùi 1 bước để tiến 3 bước”? Hay là dấu hiệu của sự thoái lui?

📊 Xu hướng chung của thị trường:
Theo báo cáo Q&Me:

-Cuối 2024, Việt Nam có 3.459 nhà thuốc chuỗi – tăng gần 7% so với 2023

-Gấp hơn 7 lần so với năm 2019!

Ngành bán lẻ dược phẩm đang bùng nổ, với dư địa tăng trưởng lớn từ:

-Thói quen tiêu dùng hiện đại

-Sức khỏe trở thành ưu tiên sau đại dịch

-Sự bùng nổ của kênh bán lẻ O2O (offline to online)

Nhưng rõ ràng, chỉ tăng quy mô là chưa đủ – tăng hiệu quả mới là bài toán sống còn.

Bài toán đặt ra cho An Khang & MWG:

  1. Liệu chiến lược rút lui khỏi thị trường lớn như Hà Nội có phải là "chấp nhận thua lỗ ngắn hạn để sống sót dài hạn"?

  2. Có phải MWG đang dồn lực cho các mảng “ăn tiền” hơn như:

    • EraBlue tại Indonesia (đã đạt 100 cửa hàng)

    • Bán lẻ điện máy

    • Đầu tư trái phiếu & tài chính?

  3. Và nếu thật sự "đã có công thức thành công", liệu An Khang có thể quay trở lại cuộc đua, hay sẽ tiếp tục bị các ông lớn khác bỏ xa?