Đây là một dự án mà ông Dương Trung Quốc – ĐBQH tỉnh Đồng Nai từng cho rằng sẽ không thuận lợi bởi "chúng ta mất lòng tin, cho nên ai cũng nghi ngờ cả". Ông Quốc còn cho rằng để dự án được thành công thì dù sự phản biện, đưa ra giả thiết phản đề là cần thiết, nhưng lòng tin lại càng cần thiết hơn. 

lo-hinh-anh-ve-tinh-moi-nhat-cua-sieu-san-bay-long-thanh-co-kip-tien-do-khanh-thanh-vao-thang-10-1-1661259502.png

Hình ảnh vệ tinh mới nhất của 'siêu sân bay' Long Thành

Thông số kỹ thuật của dự án Sân bay Long Thành

Theo quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành sân bay Long Thành sẽ có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, tương đương dài 4000m, rộng 60m. 'Siêu sân bay' tương lai này có thể phục vụ được các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747-8. Bên cạnh đó là công suất phục vụ lên đến 100 triệu khách/năm, với 4 nhà ga siêu hiện đại và rộng lớn, nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm.

Theo kế hoạch đã đề ra thì sân bay này sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế, với diện tích đất Sân bay vào khoảng 5.000 ha.

Các thông số ấn tượng này dự kiến sẽ giúp sân bay quốc tế Long Thành trở thành 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO.

rsz-2lo-hinh-anh-ve-tinh-moi-nhat-cua-sieu-san-bay-long-thanh-2-1661264951.png

Tiến độ dự án 

Với tổng mức đầu tư lên đến 336.600 tỉ đồng (tương đương gần 15 tỷ USD), do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư và Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC) trực tiếp tư vấn thiết kế. 

Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư 114.451 tỉ đồng, giai đoạn này sẽ tiến hành khởi công một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Dự kiến sẽ hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2025.

Giai đoạn 2: Với mục tiêu đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, dự án sẽ tiếp tục đầu tư thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách trong giai đoạn này.

Đến giai đoạn 3 dự án sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt mục tiêu công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Sau khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2035 sẽ hoàn thành. 

lo-hinh-anh-ve-tinh-moi-nhat-cua-sieu-san-bay-long-thanh-co-kip-tien-do-khanh-thanh-vao-thang-10-3-1661259868.jpeg

Long Thành là trung tâm kết nối giao thông quan trọng của tỉnh Đồng Nai và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: gemskyworld

Ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết việc san nền cho nhà ga hiện tại đã xong, dự kiến đến ngày 20/09/2022 sẽ hoàn thành toàn bộ gói thầu thi công móng cọc, vượt tiến độ từ 30 đến 45 ngày so với tiến độ hợp đồng. 

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ đạo dự án sân bay Long Thành đến ngày 30/8 phải hoàn thành đóng cọc móng và tháng 10/2022 sẽ khởi công nhà ga hành khách.

Với kỳ vọng Việt Nam cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế.

Đây sẽ là  khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế.