Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 23/1 chứng kiến sự giảm điểm mạnh khi chỉ số VnDirect mất 5,36 điểm, giao dịch ở mức 1.177,5 điểm. Trong rổ VN30 cũng giảm 5,71 điểm còn 1.183,85 điểm và có đến 25 mã nhuộm sắc đỏ.
Với sự biến động này đã khiến cho top các doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán Việt Nam có sự xáo trộn. Trong đó ngôi đầu bảng đã đổi chủ.
Cụ thể, tại phiên giao dịch này, VIC của Tập đoàn Vingroup đã giảm 200 đồng/cổ phiếu, giao dịch tại mốc 43.100 đồng mỗi cổ phiếu. Điều này đã khiến cho vốn hóa của doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ vốn hóa còn gần 164.400 tỷ đồng.
Trong khi đó, lộn ngược dòng, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát do ông Trần Đình Long làm chủ tịch lại có phiên tăng điểm nhẹ, lên 50 đồng/cổ phiếu. Dù biến động cực nhỏ nhưng cũng khiến cho vốn hóa của HPG tăng lên mức 164.850 tỷ đồng - vừa đủ để vượt qua VIC.
Như vậy, kể từ khi 2 doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2027, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, vốn hóa của HPG vượt qua VIC.
Hòa Phát đang kinh doanh ra sao?
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 5 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8.5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép; Top 5 về tôn mạ. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất, Top 30 doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam, Top 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán, Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, theo báo cáo kết quả kinh doanh của HPG, năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với năm 2022. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7%.
Trong đó, Thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 3,78 triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Thép cuộn cán nóng HRC ghi nhận gần 2,8 triệu tấn, tăng 6% với với năm 2022. Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Hòa Phát đã đầu tư chế biến sâu, đẩy mạnh sản xuất các loại thép chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát mở rộng tới 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long
Về sản phẩm Ống thép, Hòa Phát đã cung cấp 685.000 tấn cho thị trường, giảm 9% so với năm 2022. Tôn mạ các loại đạt tương đương năm trước đó khi đạt 329.000 tấn.
Với công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Hòa Phát dẫn đầu thị phần tại Việt Nam về thép xây dựng, ống thép, Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất, và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép HRC, cáp thép dự ứng lực và nhiều loại thép chất lượng cao.
Các lĩnh vực kinh doanh khác cũng ghi dấu ấn với việc chính thức cung cấp sản phẩm vỏ container ra thị trường từ đầu tháng 8/2023. Cũng trong tháng 8, Hòa Phát đã đưa bến đầu tiên của cảng tổng hợp container tại Dung Quất – Quảng Ngãi đi vào hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu bốc xếp hàng hóa của các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Dung Quất và các vùng lân cận.
Lĩnh vực điện máy gia dụng mở rộng kênh bán, liên tục giới thiệu loạt sản phẩm mới như tủ đông cỡ lớn, máy giặt, cây nước hút bình, các dòng máy lọc nước thế hệ mới, máy làm mát không khí, bếp từ, bếp hồng ngoại, máy rửa bát,…đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đối với mảng nông nghiệp, Tập đoàn tối ưu quy mô, hiệu quả đầu tư các Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi heo, bò, gà trên cả nước với mục tiêu duy trì vị thế, thị phần trong nhóm dẫn đầu về trứng gà sạch, heo thương phẩm cung cấp ra thị trường.
Trong đó, Gia cầm Hòa Phát lần đầu vượt sản lượng 300 triệu trứng, ra mắt sản phẩm trứng gà vỏ hồng. Hòa Phát cũng tiếp tục đầu tư mở rộng các khu công nghiệp hiện có tại Hưng Yên và Hà Nam, tạo thêm quỹ đất sạch và hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Lũy kế cả năm 2023, Hòa Phát đạt 120.355 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 6.800 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 85% kế hoạch năm.