huong-dan-su-dung-cong-cu-smart-trong-kinh-doanh-1714117247.jpeg

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Để xác định mục tiêu kinh doanh đúng đắn, tổ chức cần thực hiện nghiên cứu, khảo sát biến động thị trường, sự thay đổi thói quen tiêu dùng, hành vi mua sắm của đổi tượng mục tiêu, vị thế hiện tại của thương hiệu… Khi đã nắm chắc tổ chức đang ở đâu trong thị trường khốc liệt này, đội ngũ sẽ đánh giá và đưa ra quyết định sáng suốt. Một mục tiêu chính xác là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phù hợp để chinh phục thị trường.

Bước 2: Gắn mục tiêu với các yếu tố đo lường được

Thương hiệu cần gắn mục tiêu kinh doanh với các yếu tố có thể đo lường được. Chẳng hạn như “Đạt doanh thu 200 triệu trong tháng 10/2024”. Yếu tố định lượng không chỉ làm rõ mục tiêu mà còn thúc đẩy nhân sự hoàn thành KPI. Về mặt tâm lý học, con người có xu hướng tập trung, nỗ lực cao độ để hoàn thành mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, tiêu chí này còn giúp người quản lý theo dõi mức độ khả thi và thành công của chiến lược, dự án.

Bước 3: Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu

Mục tiêu không nên quá dễ dàng, cũng không nên khó khăn quá mức. Tổ chức cần phân tích, đánh giá nguồn lực công ty. Tình hình thị trường, cơ hội, rủi ro trong tương lai… Rồi từ đó đề mục tiêu khả quan, mang tính thách thức vừa đủ để nhân sự nỗ lực hoàn thành, tránh trường hợp nản chí, mất phương hướng do kết quả kỳ vọng quá xa vời với thực tế.

Bước 4: Mức độ liên quan của mục tiêu với giá trị doanh nghiệp

Chiến lược phát triển kinh doanh là một phần của bức tranh tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu kinh doanh đề ra cần liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh. Định hướng và giá trị của tổ chức cũng như phù hợp với các mục tiêu khác đang thực hiện. Mức độ liên quan và cộng hưởng lẫn nhau giữa các mục tiêu chiến lược giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được thành quả. Ví dụ như mục tiêu kinh doanh năm 2024 của công ty là “Mở rộng thị trường đến 63 tỉnh thành trên cả nước”. Thì không nên đặt mục tiêu kinh doanh của quý III/2024 là “Đẩy mạnh phân phối sản phẩm sang Lào, Campuchia”.

Bước 5: Đặt thời hạn cụ thể

Luôn phải xác định thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược. Hạn mức thời gian thể hiện quyết tâm cao độ từ phía lãnh đạo. Cũng như nâng cao áp lực cho đội ngũ phụ trách. Khi nắm rõ nhiệm vụ, nhân viên dễ dàng phân bố nguồn lực. Sắp xếp thời gian để hoàn KPI đúng thời hạn.