I. CFO/KTT cần xem bảng báo cáo chi tiết tài khoản để double check các số liệu trên báo cáo từ chi tiết tới báo cáo phân tích dùng cho quản lý/quản trị có đúng hay không.
Từ báo cáo chi tiết này để:
a) Xác lập benchmark (mỏ neo) số liệu để so sánh, đối chiếu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, so sánh trung bình ngành, làm đầu tư, huy động vốn từ ngân hàng, tổ chức tài chính, xác định mức thuế phải đóng.
b) Dựa trên báo cáo này phân tích chỉ số cho CEO và HDQT hiểu ý nghĩa, tình hình công ty và các đề xuất thay đổi hành động để đưa các con số hoạt động về ngưỡng an toàn.
Hay nói cách khác, chỉ đạo các phòng ban khác cần làm gì để đưa hoạt động công ty về chỉ số tài chính ngưỡng an toàn.
c) Làm tiêu chí để dự báo Financial Modeling - Mô hình tài chính 5 - 8 năm tới, phục vụ cho việc làm định giá.
d) Dự báo bức tranh tăng trưởng hay dòng tiền tương lai (future cashflow model) để nhìn ra sự bất hợp lý về mô hình dòng tiền, lên phương án thay đổi cho phù hợp với hiện tại: Đổi kênh, đổi sản phẩm, đổi khách hàng, thay đổi định vị cạnh tranh hay thay đổi cách dòng tiền đang chạy trong công ty để chúng tích cực và ít rủi ro cho công ty hơn.
Ví dụ Mô hình càng tăng trưởng càng ... lậm vốn.
Ví dụ Mô hình càng tăng trưởng thật ra là tăng BDS.
Ví dụ Mô hình càng tăng trưởng thật ra là cứ phải đầu tư Asset (tài sản) thì mới tăng trưởng, Lợi nhuận làm ra trên tài sản đầu tư chưa hiệu quả...
Để thay đổi business model canvas (mô hình kinh doanh) tinh gọn hơn khi mở rộng, nhận vốn đầu tư.
e) Xây dựng và giao tiếp, gửi báo cáo cho cổ đông/người liên quan (Investor/Share Holder Relation): Từ báo cáo này thuyết minh, giao tiếp với các cổ đông, nhà đầu tư mới để họ nắm, hiểu ý nghĩa của báo cáo tài chính và hoạt động nội bộ công ty phục vụ cho các vòng raise vốn tiếp theo.
Muốn làm điều này cần:
a) Hiểu kế toán, nguyên lý kế toán
b) Hiểu cấu trúc chi tiết của báo cáo kế toán, tài chính
c) Hiểu sự liên hệ giữa các số liệu và báo cáo với nhau kết nối như thế nào.
d) Nhìn và check số dư bên Nợ/bên Có ở các tài khoản xem có chính xác không.
e) Phiên dịch thành ngôn ngữ dễ hiểu cho đối tượng non - accounting (không phải dân kế toán) hiểu.
II. Hội đồng Quản trị và CEO đọc báo cáo tài chính cần hiểu.
Không cần hiểu chi tiết nhưng cần người chi tiết để giải thích cho cái chi tiết của mình có đảm bảo đúng không.
1. Báo cáo điều hành các chỉ số quan trọng:
- Phân tích khả năng sinh lợi
- Tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt
- Khả năng trả nợ
- Cấu trúc tài chính (Chi phí vận hành, giá vốn, giảm giá hàng bán, EBITDA ... %)
- Lạm phát
- Nợ ngắn/dài hạn
- Các kịch bản dòng tiền với các dự án đầu tư xem tỉ suất hoàn vốn so với chi phí sử dụng vốn như thế nào.
- Chất lượng doanh thu/lợi nhuận tới từ hoạt động sản xuất KD hay hoạt động đầu tư/tài chính.
2. Đọc được báo cáo lãi lỗ và phân tích ý nghĩa luỹ kế.
- Phát hiện ra đang bị cạnh tranh hay giảm lãi gộp là do đâu?
- Để biết tối ưu vận hành, co cụm hay có đối thủ/sản phẩm mới đang đánh chiếm thị phần mà không biết.
Tóm lại đánh giá rủi ro việc giảm lãi gộp tới do môi trường vĩ mô hay bị cạnh tranh vi mô, hay do hoạt động kém hiệu quả.
Này xem trong 1 khoảng thời gian.
3. Đọc báo cáo tài sản.
Phân bổ tài sản (xem trong 1 thời điểm) ở các hạng mục chính và nắm rõ cấu trúc nguồn vốn, phân bổ tài sản.
Có thể xem chi tiết định khoản thì càng tuyệt vời, nhưng hiếm khi CEO hay cổ đông nào cũng nắm hết chi tiết. Thường thông qua kiểm toán hoặc nghe thuyết minh ý nghĩa.
Thấy và đọc được các định nghĩa nền tảng trên báo cáo cân đối tài sản và chí ít thắc mắc được số này ở đâu ra, yêu cầu giải trình thêm nếu cần thiết.
Xem ý nghĩa được báo cáo chỉ số tính thanh khoản của công ty (DIO, DSO, DPO, CCC, ROE, ROA...)
Tìm hiểu hiệu quả hoạt động công ty đã tối ưu chưa, từ đó đề ra hành động thay đổi đẩy các chỉ số tài chính về ngưỡng an toàn bằng cách chỉ đạo các đội ngũ hành động cụ thể.
4. Đọc báo cáo dòng tiền:
Để biết dòng tiền mình cấu thành từ đâu:
- Không dùng sai mục đích
- Không dùng nhầm tiền từ ngắn hạn đầu tư cho dài hạn
- Không dùng nhầm nguồn tiền từ việc chưa tới hạn thanh toán ngắn hạn cho các hoạt động không phù hợp mục tiêu sử dụng vốn
- Biết mình đang có bao nhiêu tiền ở tài khoản và sổ quỹ, có khớp hay không.
Nếu rủi ro thiếu tiền thì huy động ở nguồn nào: Vay thế chấp, hay tín chấp, hạn mức tín dụng bao nhiêu, còn không, hay huy động vốn từ cổ đông hiện hữu hay ...?
Nếu hết room vay, giờ phải làm gì.
5. IRR
Các kịch bản kinh doanh so sánh giữa hiệu quả hoàn vốn và chi phí sử dụng vốn.
Đầu tư tài sản cố định, nhà máy, lô hàng, máy móc thiết bị, chiến dịch mới, kênh mới ...
6. Nợ ngắn hạn, dài hạn, tổng hợp nợ
7. Chi phí hoạch định 45 ngày tới, lịch thanh toán.
8. Kế hoạch đầu tư mới.
9. Giữa kế hoạch (Budget) và thực thi (Actual) đã làm được bao nhiêu để đánh giá năng lực thực hiện của anh em.
10. Thay đổi mục tiêu chiến lược nếu cần thiết và điều chỉnh BSC - KPIs nếu cần thiết.
11. Họp cổ đông bất thường nếu kết quả kinh doanh kém hơn khá xa với hoạt động hoạch định đầu năm.
Còn chi tiết hơn, CFO/KTT lo, nếu cần thiết sẽ giải trình, giải thích cho các thành viên cổ đông trong cuộc họp hàng tháng/quý/năm được biết.
Hiện Equitix đang có các lớp tăng tốc quản lí, quản trị và hiểu biết sâu sắc kinh doanh qua lăng kính tài chính dành cho Founders chuyên sâu như sau, anh em đăng kí sau Tết - tháng 4 nghen.